Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

by Lê Vi

Tại Việt Nam hiện nay có 04 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn và Công ty Cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng nên chúng ta phải so sánh các loại hình doanh nghiệp này với nhau để đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, theo thời gian những tiêu chí này có thể thay đổi và loại hình doanh nghiệp cũng có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin giải đáp thắc mắc của bạn về Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

1.Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

2.Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp;

3.Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp.”

Mặc dù, chế độ trách nhiệm hữu hạn là đặc trưng của mô hình công ty đối vốn (công ty cổ phần) nhưng các nhà làm luật vẫn lẩy thuộc tính này để đặt tên cho mô hình công ty này là bởi hai lý do sau:

Một là, công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều nét tương đồng với công ty đối nhân như hạn chế sự tham gia của người vào nội bộ, cơ chế hạn chế chuyển nhượng vốn. Vì vậy để phân biệt với chế độ trách nhiệm vô hạn của mô hình công ty đối nhân (thành viên họp danh công ty hợp danh), các nhà làm luật “nhấn mạnh” nét khác biệt chính là chế độ trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu công ty.

Hai là, khẳng định nét tương đồng trong quy định về chế độ trách nhiệm của thành viên công ty trong mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên với mô hình công ty cổ phần. Như vậy, mô hình CTTNHH hai thành viên trở lên cũng mang tính đối vốn.

Đặc trưng pháp lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Về Tư cách pháp lý

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cũng như các mô hình công ty còn lại tại Việt Nam, pháp luật quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân xuất phát từ hai lý do:

Công ty TNHH đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân như được thành lập họp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sán độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty TNHH là phù hợp với các quy định của các quốc gia khác vê mô hình công ty này. Theo đó, chính tư cách pháp lý độc lập của công ty TNHH dẫn đến việc trách nhiệm trong kinh doanh của công ty TNHH với thành viên của công ty cũng sẽ tách bạch với nhau

Cơ chế chuyển nhượng vốn

Vì có sự hạn chế tham gia của người ngoài vào công ty TNHH, nên pháp luật cũng quy định việc chuyển nhượng vốn góp trong CTTNHH hai thành viên trở lên cũng phải theo trình tự nhất định. Ở công ty hợp danh, các thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn góp thì phải “được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”

Ở công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, pháp luật thiết kế cơ chế có tính trung gian. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không tuyệt đối hoá quyền quyết định việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên dành cho các thành viên còn lại của công ty, mà các bên đều có “quyền và nghĩa vụ” tương ứng trong hoạt động này, dựa trên nguyên tắc vừa đảm bảo tính hạn chế chuyến nhượng vốn ra bên ngoài nhưng cũng đảm bảo quyền chuyến nhượng đối với vốn góp của thành viên, đó là, thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nhưng phải ưu tiên chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty và chỉ được chào bán ra bên ngoài khi các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết.

Về Thành viên

Về bản chất, thành viên của công ty TNHH có tính liên kểt chặt chẽ với nhau thông qua việc cùng góp vốn và cùng quản lý công ty (thành viên công ty TNHH là thành viên Hội đồng thành viên, được quy định là người quản lý doanh nghiệp theo quy định hiện hành). Do đó thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức hoặc cá nhân quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, nhưng không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty thích họp với quy mô vừa và nhỏ; pháp luật hạn chế sổ lượng thành viên tham gia vào loại hình này cũng là một cách đảm bảo cho sự vận hành ổn định và sự liên kết giữa các thành viên.

Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Chế độ trách nhiệm tài sản của công ty: Do có tư cách pháp nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của công ty. Theo đó, khi thực hiện góp vốn vào công ty, các thành viên công ty phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Tài sản của công ty bao gồm vốn điều lệ và các loại tài sản khác tạo lập được khi công ty vận hành.

Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên: về mặt bản chất, thành viên công ty TNHH sẽ được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi tham gia vào công ty này. Điều đó có nghĩa rằng, nếu công ty bị phá sản, thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty mà không ảnh hưởng tới những tài sản dân sự không bỏ vốn vào kinh doanh. Tuy nhiên, phần vốn góp của thành viên công ty TNHH không phải lúc nào cũng là phần vốn đã góp, mà có thể bao gồm cả phần vốn mà các thành viên cam kết góp nếu các thành viên thực hiện chế độ cam kết góp vốn vào công ty. Như vậy, trong trường hợp góp vốn đủ một lần, thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp. Trong trường hợp thực hiện chế độ cam kết góp vốn, thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp bởi phần vốn chưa góp vẫn thuộc phần vốn điều lệ của công ty, tức là vẫn là tài sản thuộc sở hữu của công ty TNHH. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo quy định hiện hành về chế độ trách nhiệm của thành viên công ty TNHH, sẽ có thể gây ra những tranh cãi trong quá trình vận hành công ty TNHH.

Cơ chế huy động vốn

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách: Huy động vốn góp: từ các thành viên hiện hữu, từ cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn; huy động vốn vay: từ các tổ chức cá nhân, phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, CTTNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chế độ trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488