Hướng dẫn khai báo thuế nhập khẩu đúng thời hạn

Hướng dẫn khai báo thuế nhập khẩu đúng thời hạn

by Lê Vi

Mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi có hàng hóa nhập khẩu phải tiến hành khai báo thuế nhập khẩu và nộp thuế theo luật định. Nhiệm vụ khai báo thuế là bắt buộc đối với bất cứ công ty nào. Trong đó, khai báo thuế nhập khẩu là một trong các công việc quan trọng cần được bộ phận kế toán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin giải đáp thắc mắc của bạn về Hướng dẫn khai báo thuế nhập khẩu đúng thời hạn

Hướng dẫn khai báo thuế nhập khẩu đúng thời hạn

Hướng dẫn khai báo thuế nhập khẩu đúng thời hạn

Căn cứ pháp lý

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

Khai báo thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu được các quốc gia sử dụng để đánh vào các mặt hàng tại các cửa khẩu, các mặt hàng nhập khẩu thương mại quốc tế. Loại thuế này mang ý nghĩa bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Đồng thời, nó giúp huy động nguồn thu cho Chính phủ.

Đây được xem là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Kế toán viên cần khai báo thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan.

Tùy vào việc Nhà nước khuyến khích với mặt hàng như thế nào mà sẽ có chính sách thuế phù hợp. Theo đó, mức thuế nhập khẩu khác nhau được áp dụng tùy theo mỗi mặt hàng và mỗi quốc gia.

Mặt hàng chịu thuế nhập khẩu và phải khai báo thuế nhập khẩu

Các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Theo đó, các hàng hóa sau đây sẽ bị đánh thuế nhập khẩu:

  • Các loại hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường trong nước từ khu phi thuế quan.
  • Các mặt hàng được xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.
  • Các mặt hàng xuất, nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam.
  • Các mặt hàng xuất, nhập khẩu của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện quyền phân phối, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
  • Hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ.

Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế nước ngoài, hay các mặt hàng nhập dự triển lãm, làm mẫu quảng cáo, hay viện trợ hoàn lại và không hoàn loại cũng phải chịu thuế nhập khẩu.

Mặt hàng miễn thuế nhập khẩu

Việc khai báo thuế nhập khẩu cần để ý thêm các mặt hàng được miễn thuế. Dưới đây là các mặt hàng miễn thuế:

  • Tài sản của tổ chức, cá nhân Việt hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam.
  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
  • Các mặt hàng tạm nhập khẩu Việt Nam có thời hạn nhất định để dự triển lãm giới thiệu máy móc.
  • Các loại giống vật nuôi, cây trồng thực hiện cho dự án nông lâm nghiệp.
  • Mặt hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
  • Phần dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
  • Các mặt hàng nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
  • Các mặt hàng xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
  • Hàng hóa vận chuyển qua lại giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Điều kiện để hàng nhập khẩu được khấu trừ thuế GTGT được quy định tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC:

  • Hàng hóa nhập khẩu (mua vào) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ 20.000.000đ trở lên.
    Tuy nhiên, điều kiện này loại trừ trường hợp giá trị dịch vụ, hàng hóa nhập khẩu từng lần có giá trị thấp hơn 20 triệu đồng, dịch vụ, mặt hàng mua vào từng lần với hóa đơn dưới 20.000.000đ theo giá đã có thuế GTGT, hay trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà tặng, quà biết của cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.
  • Hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT hợp pháp, hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu.
  • Dịch vụ, hàng hóa mua vào có chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
    Trường hợp này áp dụng đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam.

Tóm lại, để được khấu trừ thuế GTGT, hàng nhập khẩu cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (Giấy báo nợ, Ủy nhiệm chi, Sổ phụ ngân hàng).
  • Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu (Biên lai nộp tiền thuế tại Cảng, hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
  • Có hợp đồng, tờ khai hải quan nhập khẩu,…

Căn cứ để khai báo thuế nhập khẩu

Kế toán viên sẽ kê khai thuế nhập khẩu căn cứ vào các loại giấy tờ hợp pháp sau:

  • Xem tờ khai hải quan nhập khẩu để làm căn cứ khai thuế nhập khẩu.
  • Căn cứ giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, hoặc biên lai nộp tiền thuế tại Cảng, kế toán có thể xác định giá trị để khai báo thuế nhập khẩu.

Cách kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu

Đầu tiên, kế toán viên cần kê khai vào chỉ tiêu 23, 24, 25 trên Tờ khai thuế 01/GTGT. Chỉ tiêu 23 và 24 đều phản ánh giá trị của dịch vụ, hàng hóa nhập khẩu mua vào.

  • Chỉ tiêu 23 thể hiện trị giá tính thuế GTGT được ghi trên Tờ khai hải quan.
  • Trong khi chỉ tiêu 24 thể hiện trị giá tính thuế GTGT được ghi trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
  • Chỉ tiêu 25 là tiền thuế GTGT đã nộp ghi trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, phản ánh tổng số Thuế GTGT được khấu trừ.

Để thực hiện kê khai các chỉ tiêu này, bạn cần căn cứ vào biên lai nộp thuế tại cảng, hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Kế đó, kế toán viên thực hiện các bước sau:

  • Đăng nhập vào phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) và chọn “Thuế Giá trị gia tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)”.
  • Tiếp đến, kế toán viên thực hiện kê khai vào các chỉ tiêu 23, 24, 25.

Nếu hàng hóa, dịch vụ có Biên lai nộp thuế thì kê khai tương tự như trên.

Tuy nhiên, kế toán viên cần chú ý nếu khai báo vào chỉ tiêu 25 thì phải có Giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu. Bởi phải có chứng từ, giấy tờ này thì hàng hóa, dịch vụ mới được khấu trừ thuế GTGT.

Bên cạnh đó, nếu tiền thuế GTGT thể hiện trên Giấy nộp tiền thuế và Tờ khai hải quan bị lệch thì phải kiểm tra lại. Kế toán viên cần xem tại sao xảy ra trường hợp này, do nộp thiếu, thừa, hay nguyên nhân nào khác. Sau đó, liên hệ với Thuế để điều chỉnh lại cho đúng.

Thời hạn nộp thuế

Ngày được đăng ký trên tờ khai hàng nhập khẩu chính là thời điểm tính thuế nhập khẩu. Cơ quan thu thuế sẽ thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế trong thời hạn 8 giờ, kể từ lúc đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu. Thời hạn thông báo có thể dài hơn nếu số lượng hàng nhập khẩu lớn, nhưng đảm bảo không quá 3 ngày làm việc.

Đối với các loại mặt hàng là nguyên liệu, vật tư được nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo thuế. Tuy nhiên, Chính phủ cũng có quy định đối với các trường hợp đặc biệt. Lúc này, thời hạn nộp thuế có thể gia hạn phù hợp với chu kỳ dự trữ, sản xuất nguyên vật liệu của doanh nghiệp.

Với hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về số thuế phải nộp của cơ quan thu thuế.

Thời hạn nộp thuế cho các mặt hàng là thiết bị, máy móc, nguyên liệu,… nhập khẩu cho sản xuất là 30 ngày. Thời hạn tính kể từ từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo thuế. Riêng với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì cần phải hoàn tất nộp thuế trước khi nhận hàng.

Các hàng hóa tái nhập, xuất hoặc nhập, xuất có thời hạn nộp thuế là 15 ngày. Thời hạn này tính kể từ ngày hết hạn tái nhập, xuất, hoặc tạm nhập, xuất các hàng hóa này.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Hướng dẫn khai báo thuế nhập khẩu đúng thời hạn do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488