Chỉ dẫn địa lý là gì? Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý

by Lê Vi

Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sẽ mang lại giá trị thương mại cao cho sản phẩm đó. Để được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý đó. Vậy, pháp luật quy định chỉ dẫn địa lý như thế nào? Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Chỉ dẫn địa lý là gì? Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là gì? Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Theo Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định thì chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Theo đó dấu hiệu chỉ dẫn địa lý có thể là:

  • Tên địa danh: tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện, tên làng xã như chè Tân Cương, chuối ngự Đại Hoàng; tên ngọn núi, đảo, sông, chợ: Sâm Ngọc Linh, gạo Chợ Đào,…
  • Hình ảnh, biểu tượng đặc trưng
  • Sản phẩm: nông sản, hàng thủ công nghiệp: chiếu cái Nga Sơn, nón lá Huế

Một số ví dụ cụ thể về chỉ dẫn địa lý:

  • Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hòa Bình) cho sản phẩm cam: Cam Cao Phong có vỏ quả màu vàng đậm, tép màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm.
  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm hạt tiêu: Hạt tiêu Quảng Trị có vị cay và vị thơm đặc trưng.

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn tại một địa danh và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó.

Đối tượng nào không được bảo hộ?

Theo Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao gồm:

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn

Thành phần hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (2 bản);
  • Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu);
  • Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản).

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý

Thực tế đã chứng minh việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa và vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là:

Thứ nhất,

bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản của địa phương: đây là hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị hàng hóa trong nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Thứ hai,

giúp bảo đảm quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng: Bởi lẽ chỉ dẫn địa lý được xem như là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó chỉ dẩn địa lý được bảo hộ thì cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn cũng như duy trì và đảm bảo chất lượng hàng hóa sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân và những người kinh doanh, công ty vận tải

Thứ ba,

chỉ dẫn địa lý là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa: chỉ dẫn địa lý là điều kiện để phát huy các lợi thế của địa phương để phát triển những sản phẩm đặc biệt.

Thứ tư,

góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế: sự tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm do đã được bảo hộ; đồng thời cũng bảo vệ được bí quyết công nghệ, thúc đẩy phát triển nông thôn. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là phương thức để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng.

Lưu ý:

  • Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý không xác định thời hạn bởi vì nó sẽ kết thúc khi chất lượng sản phẩm không còn.
  • Chỉ dẫn địa lý khác với chỉ dẫn nguồn gốc. Chỉ dẫn nguồn gốc chỉ là dấu hiệu nêu ra tên địa lý của một quốc gia, một khu vực hay một vùng cụ thể nơi sản phẩm được tạo ra mà không cần dựa trên chất lượng hay tính chất đặc thù của sản phẩm và nó không phải là sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: Made in Vietnam,…

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Chỉ dẫn địa lý là gì? Ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488