Chi tiết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

by Lê Vi

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế áp dụng cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đối với mặt hàng ô tô, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Chi tiết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, 2016;
  • Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô không?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ. Loại thuế này giúp điều tiết sản xuất trong nước, đồng thời cân đối hoạt động xuất nhập khẩu và tiêu dùng để hướng tới nền kinh tế ổn định, lành mạnh. Nhà sản xuất có nghĩa vụ đóng thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng sự tăng giảm của mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán dành cho người tiêu dùng.

Theo Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, 2016 và Nghị định số 108/2015/NĐ-CP, quy định đối tượng phải thực hiện đóng thuế tiêu thụ đặc biệt là xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xe chở người và chở hàng và có từ hai hàng ghế trở lên.

Như vậy, xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xe chở người và chở hàng và có từ hai hàng ghế trở lên thì phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Lưu ý: Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông sẽ không phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chi tiết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Chi tiết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Theo khoản 2 Điều 2, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số 106/2016/QH13, các loại ô tô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất như sau:

            Hàng hóa, dịch vụ                       Thuế suất (%)
Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 40
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 45
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 55
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g 15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g 10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d
g) Xe ô tô chạy bằng điện
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 70
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 75

Chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô điện

Nhằm thúc đẩy ô tô điện phát triển tại Việt Nam, từ ngày 1/3/2022, Chính phủ quyết định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt về 3% đối với các dòng xe dưới 9 chỗ (trước sửa đổi là 15%). Với các ô tô điện trên 9 chỗ ngồi, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh như sau :

Loại phương tiện Mức thuế hiện hành Mức thuế sửa đổi
 Ô tô điện chạy pin 9 chỗ ngồi trở xuống  15% 3% (1/3/2022 – 28/2/2027)
11% (từ 1/3/2027)
 Ô tô điện pin có từ 10 đến 16 chỗ  10% 2% (1/3/2022 – 28/2/2027)
7% (từ 1/3/2027)
 Ô tô điện chạy pin 16 đến 24 chỗ  5% 1% (1/3/2022 – 28/2/2027)
4% (từ 1/3/2027)
 Ô tô điện chạy pin chờ người và chở hàng  10% 2% (1/3/2022 – 28/2/2027)
7% (từ 1/3/2027)

*Chính sách áp dụng đến hết ngày 28/2/2027

Chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô điện được đánh giá là có tác động tích cực đến doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ giảm gánh nặng về thuế, cung ứng ra thị trường những dòng xe với mức giá tốt hơn, người tiêu dùng từ đó cũng cơ hội mua xe điện với giá tiết kiệm hơn.

Tại sao nhà nước lại đánh thuế cao những mặt hàng xa xỉ như xe hơi?

Thực tế việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với những mặt hàng hóa như Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi 2014, 2016 trong đó có những mặt hàng như ô tô để giải thích cho việc đánh thuế cao này có thể bởi những lý do sau:

  • Nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách một cách công bằng hợp lý: Ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hơn hoặc không phải nộp thuế nếu không thiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa như ô tô, xe máy là những mặt hàng hóa hiện đại cũng đánh dấu sự phát triển của kinh tế đất nước nhưng hàng hóa đó có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm thuộc đối tượng độc hại, rất khó phân hủy sau khi sử dụng như vậy sản phẩm có chứa những chất có hại đó sẽ phải chịu phí cao;
  • Nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn, điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách trung lập, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. Do đó, hàng hóa như ô tô, xe máy cao cấp cũng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được giải thích theo khía cạnh khác là những hàng hóa này được xếp vào hàng hóa xa xỉ và chưa thực sự cần thiết khi sử dụng tại Việt Nam và thực trạng giao thông cũng chưa có sự phát triển tương xứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng này, nên cần có sự hạn chế sử dụng tránh các hệ lụy dẫn tới sử dụng phương tiện này quá nhiều dẫn đến ùn tắc giao thông;
  • Nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt cao với hàng hóa bạn đề cập cũng nhằm mục đích để đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Chi tiết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488