Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không?

by Nguyễn Thị Giang

Ngoài khoản tiền công, tiền lương được nhận, một số công ty hỗ trợ một khoản tiền trợ cấp nuôi con nhỏ cho người lao động thì phần này có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không? để bạn tham khảo.

Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không?

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế

Phụ cấp nuôi con nhỏ được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, đây là khoản chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

  • Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
  • Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
  •  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không?

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, đây là khoản chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền và các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

  • Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
  • Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, phụ cấp nuôi con nhỏ của người lao động là một khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Khoản phụ cấp này không thuộc một trong các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nên khoản phụ cấp nuôi con nhỏ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với phụ cấp nuôi con nhỏ

Trường hợp 1: Nếu là lao động thời vụ dưới 03 tháng

Nếu bạn là lao động thời vụ dưới 03 tháng thì theo hướng dẫn tại Điều 25 thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn khấu trừ như sau:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Như vậy, nếu có hợp đồng dưới 3 tháng thì thuế thu nhập cá nhân của bạn sẽ được khấu từ 10% trước khi trả thu nhập cho bạn. Người đang nuôi con sẽ được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế.

 Trường hợp 2: Nếu là hợp đồng từ 03 tháng trở lên

Nếu hợp đồng lao động của bạn có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì mức lương của bạn khấu trừ theo biểu thuế từng phần (theo Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC). Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

Các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Mặt khác, tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:

Khoản giảm trừ Mức giảm trừ cũ Mức giảm trừ mới
Mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/ tháng

(108 triệu đồng/ năm)

11 triệu đồng/ tháng

(132 triệu đồng/ năm )

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc 3.6 triệu đồng/ tháng 4.4 triệu đồng/ tháng

Về cách tính thuế: Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Lưu ý: Những lao động đang nuôi 2 con nhỏ có mức lương dưới 19,8 triệu đồng sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488