Ai là chủ sở hữu công ty TNHH hai thành viên trở lên? Nếu còn đang thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo Điều 46, Luật doanh nghiệp năm 2020
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong đó thành viên công ty có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên trong công ty không vượt quá 50 người. Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Đặc điểm góp vốn, huy động vốn, chuyển nhượng vốn của công ty TNHH 2 Thành viên
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Như vậy số vốn để ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là số vốn mà các thành viên cam kết góp, tức số vốn không nhất thiết phải có thực tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, mà số vốn cam kết góp đó sẽ được các thành viên góp trong thời hạn theo quy định pháp luật.
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
>> Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp trong tiếng Anh
Theo đó những loại tài sản mà các thành viên được phép góp vốn vào công ty là những tài sản theo quy định của pháp luật, cụ thể tài sản có thể là: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Các thành viên có thể góp vốn cho công ty bằng tài sản khác với tài sản đã cam kết góp trước đó nếu được sự tán thành của đa số thành viên. Ví dụ: khi cam kết góp vốn, thành viên cam kết góp bằng tiền mặt nhưng sau đó có nguyện vọng được thay thế bằng việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có giá trị tương đương thì các thành viên còn lại của công ty sẽ yêu cầu định giá đối với quyề sử dụng đất và quyết định có đồng ý cho thành viên đó góp vốn bằng quyền sử dụng đất đó không.
Xử lý đối với trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết: Sau thời hạn 90 ngày theo quy định mà thành viên chưa góp vốn theo cam kết sẽ đương nhiên không còn là thành viên của công ty. Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp. Phần vốn chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Trong trường hợp này, công ty phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Như vậy, trong thời hạn 90 ngày để góp đủ số vốn cam kết góp thì các thành viên phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết góp về các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong khoảng thời gian đó mà không phải căn cứ vào phần vốn đã góp thực tế của thành viên.
Công ty TNHH không được phát hành cổ phần. Việc phát hành cổ phần là một trong những hành vi nhằm tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình hoạt động của công ty. Công ty TNHH không được phát hành cổ phần cho thấy sự gia nhập của người ngoài vào công ty bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty TNHH được phát hành trái phiếu để huy động vốn khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và theo điều lệ công ty.
Về chuyển nhượng vốn: Thành viên công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên trong công ty phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định. Vì vậy, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên bị hạn chế hơn so với việc chuyển nhượng vốn của thành viên trong công ty cổ phần.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM