Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử

by Ngọc Ánh

Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01/07/2022 các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý của chứng từ khấu trừ thuế TNCN là gì?

Như đã đề cập ở đoạn đầu của bài viết, cơ sở pháp lý của chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử sẽ được căn cứ trên:

    • Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ: Quy định về hóa đơn, chứng từ.
    • Thông tư số 78/2021/TT-BTC ban hành bởi Bộ tài chính vào ngày 17 tháng 9 năm 2021: Hướng dẫn thực hiện một số điều của luật quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. 
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử

Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử là gì?

Tại khoản 5, Điều 3 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có ghi như sau:

Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.”

Như vậy, có thể định nghĩa chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân nộp thuế bằng phương tiện điện tử. Chứng từ sẽ thể hiện rõ khoản thuế mà người nộp đã khấu trừ từ thu nhập cá nhân tương ứng.

Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Thời điểm lập chứng từ được quy định tại Điều 31 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.”

Định dạng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Khi báo cáo chứng từ khấu trừ thuế TNCN dưới dạng điện tử, các doanh nghiệp, tổ chức cần sử dụng phần mềm Hóa đơn điện tử để hỗ trợ. Tuy nhiên, chứng từ này không bắt buộc phải phát hành và chuyển đến Cơ quan Thuế.

Nội dung chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Nội dung của chứng từ được quy định rõ trong Khoản 1, Điều 32 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“1. Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:

  1. a) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
  2. b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
  3. c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
  4. d) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

đ) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

  1. e) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
  2. g) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.”

Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Theo Khoản 1, 2 và 3 của Điều 6, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định về cách bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử như sau:

“1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:

  1. a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
  2. b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
  3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
  4. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
  5. a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
  6. b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
  7. c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.”

Xử lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN đặt in, tự in còn tồn

Theo Công văn số 2455/TCT-DNNCN được Tổng cục Thuế ban hành ngày 12/07/2022 có quy định về việc xử lý chứng từ do Cơ quan Thuế đặt in, tự in còn tồn như sau:

“Trong thời gian chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, tổ chức (bao gồm cả Cơ quan Thuế), doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành.

Từ 01/7/2022, Cơ quan Thuế không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế TNCN do Cơ quan Thuế đặt in; đối với trường hợp đang còn tồn chứng từ khấu trừ mua của Cơ quan Thuế thì tiếp tục sử dụng.”

Điều kiện để chứng từ điện tử có giá trị pháp lý

Dựa trên những quy định được nêu ở các nội dung trên có thể rút ra: Một mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử có giá trị pháp lý nếu đảm bảo các điều kiện.

    • Có đầy đủ nội dung cơ bản theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
    • Phải lưu trữ, bảo quản và kiểm tra chứng từ thường xuyên để đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu. Không để chứng từ bị xâm nhập, khai thác trái phép trong quá trình sử dụng.
    • Chứng từ đã lập phải đảm bảo tính xác thực thông tin, nội dung rõ ràng, đầy đủ và tuân theo quy định tại mẫu chứng từ được đính kèm trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
    • Chứng từ điện tử phải sử dụng chữ ký số, đáp ứng quy định tại điều 32, Khoản 1 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNCN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi trúng số

Thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức

Hàm if tính thuế thu nhập cá nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488