Lên sàn chứng khoán là gì?

by Hồ Hoa

Công ty lên sàn chứng khoán là công ty nhận được sự chấp thuận niêm yết và giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán. Vậy “Lên sàn chứng khoán là gì?”, các công ty phải đáp ứng những điều kiện gì để được lên sàn chứng khoán?, lợi ích và hạn chế khi lên sàn chứng khoán là gì? Tất cả sẽ được Luật Đại Nam giải đáp qua bài viết dưới đây.

Lên sàn chứng khoán là gì?

Lên sàn chứng khoán là gì?

Lên sàn chứng khoán là gì?

Lên sàn chứng khoán (IPO – Initial Public Offering) là việc doanh nghiệp bắt đầu phát hành và chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Chứng khoán có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Tuy nhiên, chủ yếu là cổ phiếu của công ty.

Đây là cách giúp doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư trên thị trường, chi phí vốn thấp hơn so với việc đi vay. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để lên sàn chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.

Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?

Với tuỳ từng sàn chứng khoán, điều kiện được niêm yết sẽ khác nhau. Tuy nhiên,  Khoản 1 điều 15 Luật Chứng khoán 2019 đã quy định các điều kiện cơ bản để doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, bao gồm:

  • Vốn điều lệ: Tại thời điểm đăng ký chào bán, vốn điều lệ của doanh nghiệp ghi trên sổ sách kế toán phải trên 30 tỷ đồng.
  • Kết quả kinh doanh: Trong 2 năm liên tiếp liền trước năm đăng ký lên sàn chứng khoán, doanh nghiệp phải hoạt động có lãi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không được có lỗ lũy kế tính tới năm đăng ký lên sàn chứng khoán.
  • Phương án cụ thể: Doanh nghiệp phải có phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn huy động được sau khi lên sàn. Phương án này phải được thông qua bởi đại hội đồng cổ đông.
  • Tỷ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết: Trong lần chào bán đầu tiên, ít nhất 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp phải được bán cho tối thiểu 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Nếu số vốn điều lệ của doanh nghiệp từ 1000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ này giảm xuống còn 10%.
  • Cam kết của cổ đông lớn: Các cổ đông lớn phải cam kết cùng nắm giữ 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 1 năm kể từ ngày kết thúc chào bán lần đầu.
  • Yêu cầu về pháp lý: Tính đến thời điểm đăng ký lên sàn chứng khoán, doanh nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết án liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhưng chưa được xóa án tích.
  • Đơn vị tư vấn: Doanh nghiệp phải có công ty chứng khoán tư vấn đăng ký phát hành chào bán chứng khoán (ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là công ty chứng khoán).
  • Cam kết: Doanh nghiệp phải cam kết niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trên các sàn chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán lần đầu.
  • Yêu cầu về tài khoản: Doanh nghiệp phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Cần lưu ý là đây chỉ là quy định chung đối với một công ty muốn lên sàn chứng khoán. Trên thực tế, mỗi sàn chứng khoán có thể có những điều kiện riêng và chặt chẽ hơn cho các công ty muốn lên sàn.

Lợi ích và hạn chế khi công ty lên sàn chứng khoán là gì?

Lợi ích

Các công ty đều muốn được lên sàn chứng khoán bởi những lợi ích hấp dẫn mà các công ty, doanh nghiệp sẽ đạt được sau khi chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể như sau:

  • Tạo cơ hội huy động vốn nhanh và dài hạn cho các công ty: Khi công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ giúp gia tăng không ít lượng tiền mặt, tiền vốn dựa trên cơ sở tính thanh khoản cao của doanh nghiệp đã xác thực trên thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp quảng bá sự uy tín: Để được lên sàn chứng khoán các công ty đều phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe do sở giao dịch chứng khoán quy định. Do đó những công ty được lên sàn chứng khoán là những công ty có độ uy tín. Lên sàn chứng khoán là một cách thức quảng bá sự uy tín, chất lượng của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó tạo cơ hội hợp tác và phát triển sản xuất – kinh doanh.
  • Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: Khi doanh nghiệp được chính thức lên sàn chứng khoán, các cổ đông sẽ thuận tiện trong việc chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ nhờ vào tính thanh khoản có được từ việc giao dịch cổ phiếu qua sàn giao dịch. Từ đó sức hút cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng gia tăng hơn.
  • Công ty sẽ hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn dưới sự giám sát của công chúng đầu tư.

Hạn chế

Tuy nhiên việc lên sàn chứng khoán của các công ty cũng có những hạn chế nhất định như sau:

  • Phát sinh thêm các chi phí: Khi công ty cổ phần đã là công ty đại chúng sẽ phát sinh thêm một số chi phí về tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý đặc thù như nghĩa vụ đăng ký, lưu ký cổ phiếu; nghĩa vụ quản trị công ty với khuôn khổ riêng và chặt chẽ hơn; nghĩa vụ công bố thông tin…
  • Việc giao dịch cổ phiếu dễ dàng trên các sàn cũng phát sinh nguy cơ công ty bị thâu tóm, cơ cấu cổ đông không ổn định.

Tuy nhiên, việc các công ty lên sàn chứng khoán là một xu hướng tất yếu và mang đến nhiều lợi ích hơn là hạn chế. Hầu hết các công ty trong quá trình phát triển đều có tham vọng tham gia vào thị trường chứng khoán, được lên sàn chứng khoán để khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường chứng khoán.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Lên sàn chứng khoán là gì?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488