Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào theo quy định của pháp luật? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả có thể chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác
Người yêu cầu là chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển nhượng quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác đối với các quyền sau đây:
(1) Quyền sử dụng quyền đặt tên cho tác phẩm;
(2) Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
(3) Quyền tài sản bao gồm:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền liên quan có thể chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác
Đối với người yêu cầu là chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển nhượng quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác đối với các quyền sau đây:
(1) Quyền tài sản của người biểu diễn, gồm:
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
(2) Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, gồm:
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
– Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
(3) Quyền của tổ chức phát sóng, gồm:
– Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
– Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
– Định hình chương trình phát sóng của mình;
– Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
Các quyền tác giả, quyền liên quan không được chuyển nhượng
– Đối với chuyển nhượng quyền tác giả, tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân sau đây:
(1) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
(2) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Đối với chuyển nhượng quyền liên quan, người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân sau đây:
(1) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
(2) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Khi tiến hành ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hoặc Hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan thì người yêu cầu cần chú ý nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các điều khoản sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
>> Xem thêm: Thời gian giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty
Lưu ý:
(1) Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì:
– Việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu;
– Trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì người yêu cầu có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
(2) Trường hợp tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh thì vẫn được quyền chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền này chỉ được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM