Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không ?

by Vũ Khánh Huyền

Khi lập hợp đồng đặt cọc mọi người thường phân vân giữa lập hợp đồng đặt cọc qua công chứng hay hai bên viết tay cho nhau. Vậy Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không ? Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn thông qua bài viết dưới đây !

Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không ?

Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Luật Đất đai

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng đặt cọc là hợp đồng được lập ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên. Theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng đặt cọc cần được lập bằng văn bản. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng đặt cọc nên được công chứng chứng thực.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất hay không?

Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên thường lập hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện những giao kèo chuyển nhượng và thực hiện hợp đồng.

Theo đó, một bên sẽ đưa một khoản tiền, kim khí quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) cho bên còn lại để thực hiện hợp đồng đặt cọc.

Vậy công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải thực hiện hay không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 về những hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không nằm trong những loại đã liệt kê. Do đó, có thể hiểu rằng việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là không bắt buộc mà tùy theo sự lựa chọn của các bên nhằm tránh các rủi ro tranh chấp có thể phát sinh.

Đồng thời, theo quy định của BLDS 2015 thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện sau mà không cần phải công chứng, chứng thực:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây trước khi công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất:

  • Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng hợp đồng đặt cọc, danh mục giấy tờ có liên quan,…;
  • Dự thảo hợp đồng đặt cọc;
  • Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của người yêu cầu;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có);
  • Các giấy tờ có liên quan (nếu có).

Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất được thực hiện theo các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người yêu cầu sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã đề cập và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý.

Bước 3: Hướng dẫn các quy định có liên quan

Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, thực hiện hợp đồng đặt cọc, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của người yêu cầu khi tham gia hợp đồng này.

Bước 4: Làm rõ các vấn đề còn vướng mắc nếu có

Trường hợp Công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay có các dấu hiệu không đáp ứng điều kiện công chứng thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu không tuân thủ thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 5: Kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức và yêu cầu các điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.

Bước 6: Ký và xuất trình bản chính giấy tờ

Ở bước này, người yêu cầu sẽ đọc lại dự thảo hợp đồng. Nếu đồng ý thì tiến hành ký xác nhận. Đồng thời xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.

Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng được công chứng.

Cuối cùng, người yêu cầu sẽ được nhận kết quả công chứng.

>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488