Tranh chấp nhãn hiệu ở nước ngoài

by Hồng Hà Nguyễn

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu, tuy nhiên, cùng với đó, tình trạng lừa đảo thương mại quốc tế cũng diễn biến phức tạp hơn. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, đối phó. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về tranh chấp nhãn hiệu ở nước ngoài, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Tranh chấp nhãn hiệu ở nước ngoài

Tranh chấp nhãn hiệu ở nước ngoài

Vì sao cần đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Do đó không cho phép hai nhãn hiệu trùng hay tương tự gây nhầm lẫn cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc liên quan cùng tồn tại trên thị trường một quốc gia, vùng lãnh thổ. Nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tự tin phát triển và kinh doanh vì tên nhãn hiệu của mình đã được pháp luật chính thức ghi nhận quyền sở hữu thông qua văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Việc bảo hộ này cũng giúp tránh tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại nước ngoài. Vì nếu không tiến hành đăng ký, doanh nghiệp sẽ không biết được liệu đã có một nhãn hiệu nào đó đã được pháp luật ghi nhận sự bảo hộ hay chưa.

Ngoài ra, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu còn là công cụ hiệu quả cho việc xử lý hàng giả (counterfeit) và việc chiếm dụng tên miền với dụng ý xấu bán lại với giá cao của một bộ phận đối tượng không tốt (cybersquatting).

>> Xem thêm: 4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

Cách thức đăng ký

Hiện tại, doanh nghiệp có thể cân nhắc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài bằng cách:

Sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid. Chỉ cần chuẩn bị một hồ sơ nhãn hiệu, bằng một ngôn ngữ, đóng phí bằng một loại tiền tệ, doanh nghiệp có thể chỉ định hơn 120 quốc gia có tham gia vào hệ thống Madrid. Đồng thời, có thể mở rộng việc chỉ định thêm các quốc gia nếu có nhu cầu trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và công sức.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là nguyên tắc tấn công trung tâm (central attrack), tức trong vòng năm năm kể từ ngày nộp đơn, đơn đăng ký quốc tế phụ thuộc hoàn toàn vào đơn nhãn hiệu đăng ký ở nước xuất xứ (nước nộp đơn đầu tiên).

Có nghĩa nếu có bất cứ vấn đề nào làm cho đơn của nước xuất xứ không còn hiệu lực thì đơn quốc tế sẽ mất hiệu lực ở tất cả các nước. Sau năm năm thì đơn quốc tế mới hoàn toàn độc lập với đơn nhãn hiệu nước xuất xứ.

Giải pháp cho trường hợp này là chủ đơn có quyền chuyển đổi đơn quốc tế đã bị hủy thành đơn quốc gia hoặc khu vực trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được thông báo đơn bị hủy và phải nộp phí chuyển đổi theo quy định của mỗi quốc gia (ngày ưu tiên vẫn được giữ lại tức ngày nộp của đơn quốc tế ở nước xuất xứ đã bị hủy).

Đối với những quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên của hệ thống Madrid, doanh nghiệp cần tiến hành nộp đơn nhãn hiệu trực tiếp ở quốc gia đó như Peru hay Đài Loan.

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển như hiện nay, không quá khó khi một doanh nghiệp bán đồ thủ công mỹ nghệ hay cà phê ở Việt Nam có khách hàng ở Úc hay Mỹ. Do đó cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, chiến lược mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài cũng cần được quan tâm thích đáng để giúp doanh nghiệp Việt tự tin mở rộng ở thị trường quốc tế.

Các lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài)

Khi chủ đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có những lợi ích sau:

  • Có thể bán hàng trên các trang thương mại điện tử của các quốc gia. Ví dụ, muốn bán hàng online trên Amazon thì chủ hàng phải đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ.
  • Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được độc quyền sử dụng tại quốc gia mình đăng ký. Tránh được các hành vi xâm phạm quyền, làm nhái, làm giả đối với nhãn hiệu đã đăng ký tại nước sở tại.
  • Tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh tại quốc gia sở tại.
  • Có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng nhãn hiệu.
  • Tránh được việc bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Hạn chế chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu kể cả tại các quốc gia đăng ký nhãn hiệu theo nguyên tắc first-to-use.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488