Có nên mua lại doanh nghiệp

by Đào Quyết

Đối với các nhà đầu tư, khi muốn hoạt động kinh doanh có nhiều phương án để lựa chọn, một trong số đó là mua lại doanh nghiệp đang hoạt động . Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không.

Uy tín kinh doanh:

 Nếu mua doanh nghiệp đã thành lập và có thâm niên hoạt động, khi Doanh nghiệp đứng ra giao dịch với các đối tác, tất nhiên phía đối tác sẽ yên tâm hơn so với việc giao dịch với một doanh nghiệp vừa mới thành lập vài ngày trước đó.

co-nen-mua-lai-doanh-nghiep-3

Tiết kiệm thời gian:

 Mua doanh nghiệp đã thành lập, nhà đầu tư sẽ giao dịch với đối tác được ngay lập tức, không tốn thời gian vào các công việc phải làm của doanh nghiệp mới thành lập như:

– Xin giấy đăng ký doanh nghiệp – thời gian thực hiện từ mất từ 5 – 10 ngày;

– Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu có hiệu lực – mất thêm thời gian từ 3 – 4 ngày;

– Mua chữ ký số, phần mềm bảo hiểm và kích hoạt – mất thêm thời gian từ 3 – 4 ngày;

– Nộp thuế môn bài, mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản, xuất hóa đơn, … Các thủ tục này sẽ tốn thời gian thực hiện khoảng 10 – 15 ngày.

Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật như thế nào?

Dễ dàng huy động vốn:

 Mua doanh nghiệp đã thành lập có tài chính tốt, nhà đầu tư có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác. Ngoài ra việc vay vốn ngân hàng cũng có thể dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp đó có sẵn các tài sản cố định, dự án đang thực hiện.

Mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp mới

Mua doanh nghiệp đã thành lập, đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực mà nhà đầu tư mong muốn thì nhà đầu tư sẽ tận dụng được ngay toàn bộ hệ thống nhà máy, máy móc, nhân sự, quy trình, thương hiệu, khách hàng, thị trường, … đã có sẵn để phục vụ cho công việc đầu tư, mang đến nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp mới thành lập.

Các trường hợp nhà đầu tư quyết định mua lại doanh nghiệp

Ngoài các lợi thế trên, việc mua doanh nghiệp cũng có thể nhằm đạt được các mục đích khác nhau của nhà đầu tư khiến cho các bạn có thể bất ngờ. Tôi đưa ra một số trường hợp đã có trên thực tế như sau:

+ Trường hợp thứ nhất: Nhà đầu tư mua doanh nghiệp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường:

Một doanh nghiệp A đang đau đầu vì doanh nghiệp B kia có cạnh tranh khiến khách hàng của doanh nghiệp B đang giảm sút, vì vậy, nhà đầu tư vào doanh nghiệp A quyết định gặp các cổ đông của doanh nghiệp B mua đủ phần được biểu quyết nhằm thay đổi phương án kinh doanh/ hoặc mua hết để sáp nhập B vào A.

+ Trường hợp thứ hai: Tài năng sẵn có trong doanh nghiệp

Nhà đầu tư mua doanh nghiệp do muốn có được sự phục vụ của những nhân sự tài năng trong Doanh nghiệp được mua.

+ Trường hợp thứ ba: chứa nhiều yếu tố theo định hướng của nhà đầu tư

Nhà đầu tư mua doanh nghiệp bởi muốn có tài sản là đất đai bởi vị trí đất mà doanh nghiệp được mua đang sở hữu nhà đầu tư thấy tiềm năng, có thể sinh lời và phù hợp với kế hoạch mà Nhà đầu tư đã định hướng trước đó.

+ Trường hợp thứ tư: Doanh nghiệp được mua được nhận diện thương hiệu rộng rãi

Nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp bởi mong mốn được sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp được mua đã sở hữu trên thị trường. Người tiêu dùng đã nhận diện được thương hiệu đó một cách rộng rãi.

+ Trường hợp thứ năm: Nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp bởi vì mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại cố định của doanh nghiệp

Chỉ vì đẹp thì thu hút nên Nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp bởi vì mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại cố định của doanh nghiệp được mua lại rất đẹp, có năm kinh nghiệm sẵn có để xây dựng hồ sơ đấu thầu bắt mắt. Lý do có vẻ rất hài hước nhưng trên thực tế có nhiều nhà đầu tư đã làm và rất có hiệu quả.

+ Trường hợp thứ sáu: Mua lại doanh nghiệp vì muốn có một nhà máy sản xuất sẵn có.

Còn nhiều trường hợp khác đã có trên thực tế do mỗi nhà đầu tư đều có một mục đích riêng khi mua doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế và phục vụ mục đích của mình. Nhà đầu tư vẫn phải rà soát toàn bộ các rủi ro của doanh nghiệp hiện có như: Nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm, nợ tiền từ các đối tác, tình hình tài chính, công nợ khác, … của doanh nghiệp. Việc kiểm soát rủi ro khi mua doanh nghiệp cần có đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện việc này.

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục . Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488