Vốn lưu động của doanh nghiệp

by Vũ Khánh Huyền

Vốn lưu động là yếu tố giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được vận hành liên tục và thường xuyên. Như vậy, có thể coi vốn lưu động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Việc nắm vững về khái niệm, ý nghĩa cũng như cách quản lý vốn lưu động là điều cần thiết. Dưới đây là thông tin về vốn lưu động của doanh nghiệp mà Luật Đại Nam mang tới cho quý bạn đọc !

Vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là số tiền doanh nghiệp đầu tư để tạo ra tài sản lưu động của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn….

Bên cạnh tài sản cố định thì các tài sản lưu động khác nhau cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài sản của mỗi doanh nghiệp. Tại từng doanh nghiệp với kết cấu và loại hình khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản lưu động phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu tài sản lưu động tại các doanh nghiệp hiện nay sẽ bao gồm tài sản lưu động sản xuất và lưu thông.

Ý nghĩa của vốn lưu động

Vốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tại các doanh nghiệp bởi lẽ:

  • Các tài sản lưu động là những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần vốn lưu động để duy trì và vận hành liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Vốn lưu động có tính thanh khoản cao nên dễ dàng huy động nhanh hơn. Nếu doanh nghiệp cần nguồn vốn gấp để đầu tư mở rộng quy mô có thể cân nhắc lựa chọn vốn lưu động.
  • Vốn lưu động cấu thành nên giá thành của sản phẩm giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Vốn lưu động giúp đánh giá hiệu quả quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.

Đặc điểm của vốn lưu động

  • Vốn lưu động là vốn đầu tư cho các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nên vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền.
  • Vốn lưu động biểu hiện bằng các tài sản lưu động có thể là nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ dịch chuyển 1 lần toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm hoặc quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Sản xuất kinh doanh là một chu kỳ khép kín, vốn lưu động vận động từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Ví dụ: nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu trở thành sản phẩm với giá trị cao hơn giá trị ban đầu.

>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Phân loại vốn lưu động

Phân loại vốn lưu động theo vai trò

Theo vai trò vốn lưu động được chia thành các loại như sau:

  • Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: phụ tùng, nguyên vật liệu,…
  • Vốn lưu động trong khâu sản xuất: sản phẩm bán thành phẩm, dở dang…
  • Vốn lưu động trong khâu lưu thông:  vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn…

Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện

Theo hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành các loại như sau:

  • Vốn lưu động là hiện vật như vật tư, hàng hóa: hàng tồn kho, nguyên vật liệu
  • Vốn lưu động bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành

Theo nguồn hình thành vốn lưu động được chia thành các loại như sau:

  • Vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ;
  • Vốn lưu động được doanh nghiệp bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh;
  • Vốn lưu động tạo ra từ hoạt động góp vốn liên doanh;
  • Vốn lưu động huy động từ các tổ chức tín dụng;
  • Vốn lưu động huy động từ thị trường thông qua trái phiếu, cổ phiếu.

Phân loại vốn lưu động theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn vốn lưu động được chia thành các loại như sau:

  • Vốn lưu động tạm thời: các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
  • Vốn lưu động thường xuyên: vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên

Ngoài ra, người ta còn nhắc đến một thuật ngữ khác liên quan đến vốn lưu động là vốn lưu động bình quân. Vốn lưu động bình quân là trung bình cộng của vốn lưu động đầu kỳ và vốn lưu động cuối kỳ. Vốn lưu động là một chỉ tiêu mang tính thời điểm, thay đổi qua thời gian, tuy nhiên để phù hợp với tử số là một chỉ tiêu mang tính chất thời kỳ như doanh thu, vốn lưu động bình quân được sử dụng để đảm bảo phản ánh tốt hơn số vốn được sử dụng trong kỳ. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, nếu vốn lưu động trong kỳ không có biến động đáng kể, thì kết quả tính toán thường không có nhiều sự khác biệt.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Vốn lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488