Vốn chiếm dụng của doanh nghiệp

by Vũ Khánh Huyền

Vốn chiếm dụng là một bộ phận cấu thành nên nguồn vốn lưu động của một doanh nghiệp. Vậy vốn chiếm dụng là gì và vốn chiếm dụng gồm những loại nào? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về vốn chiếm dụng mà bạn cần phải biết để có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vốn chiếm dụng của doanh nghiệp

Vốn chiếm dụng

Vốn chiếm dụng là gì?

Vốn chiếm dụng thực chất là các khoản phải trả nhà cung cấp, khách hàng ứng trước, phải trả phải nộp nhà nước, các khoản phải trả khác,… mà doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng tạm thời và không phải trả chi phí sử dụng vốn.

Các loại chiếm dụng vốn chủ yếu

Doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số loại hình chiếm dụng vốn hay được các doanh nghiệp sử dụng nhất:

Chiếm dụng vốn của khách hàng

Chiếm dụng vốn của khách hàng có thể được doanh nghiệp thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp có thể nhận tiền ứng trước hay tiền đặt cọc của khách hàng và số tiền này sẽ được ghi tương ứng khoản mục phải trả khách hàng trong báo cáo tài chính.

Ngoài ra, gần đây ngày càng nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức chiếm dụng vốn khác thông qua thẻ thành viên hoặc ví điện tử, đem lại nguồn vốn huy động lớn từ phía khách hàng.

Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp

Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cũng là một hình thực được nhiều doanh nghiệp sử dụng thông qua nợ tiền hàng của nhà cung cấp. Số tiền chiếm dụng này sẽ được ghi tương ứng khoản mục Phải trả người bán trong báo cáo tài chính. Việc chiếm dụng vốn này được nhiều nhà cung cấp chấp thuận, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc về lượng vốn và tần suất chiếm dụng để tránh gây mất uy tín của doanh nghiệp.

Chiếm dụng vốn của Nhà nước

Doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà nước thông qua việc chậm nộp các khoản thuế và các khoản lệ phí phải nộp khác. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi sử dụng hình thức chiếm dụng vốn này để tránh nhận phải những hình phạt từ phía chính quyền.

>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Mục đích của chiếm dụng vốn là gì?

Chiếm dụng vốn xuất phát từ 3 nguyên nhân

Thứ nhất, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhằm mục đích tận dụng vốn từ các nguồn khác để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Khi nhận thấy đã đến hạn thanh toán, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng gọi điện hoặc gửi email đến nhà cung cấp để xin gia hạn thanh toán. Rất nhiều lí do được đưa ra là gặp khó khăn về tài chính nhưng thực tế không phải như vậy, mà do họ dành nguồn tiền đó để phục vụ việc sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, doanh nghiệp không có sẵn nguồn thanh toán. Hầu hết các doanh nghiệp đều không có sẵn nguồn vốn, trừ các doanh nghiệp thực sự lớn mạnh và tiềm năng tài chính. Họ phải xoay vòng nguồn vốn và khiến họ không thể chủ động thanh toán đúng hạn, chưa kể có rất nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Thứ ba, kẽ hở pháp lý hay hợp đồng thiếu chặt chẽ cũng dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn. Lợi dụng các kẽ hở, nhiều khách hàng sẽ kéo dài việc thanh toán. Chẳng hạn như giấy nghiệm thu là tài liệu cần thiết để thanh toán, nhưng nếu thiếu điều này hoặc chưa thực hiện, họ có thể cố tình không thanh toán.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Vốn chiếm dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488