Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không?

by Nguyễn Thị Giang

Hiện nay đa số người dân đều được sử dụng căn cước công dân thay vì chứng minh nhân dân như trước đây. Vậy với những giấy tờ được cấp trước khi cấp căn cước công dân như giấy đăng ký kết hôn thì người dân có cần phải thay đổi thông tin chứng minh nhân dân cũ không? Để trả lời được vấn đề Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không?

Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Mẫu đăng ký kết hôn thế nào? Có thông tin số CMND không?

Giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là đăng ký kết hôn là văn bản do cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã, cấp huyện…) cấp cho hai bên nam, nữ khi hai người này làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định.

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được ban hành kèm theo Phụ lục số 01 danh mục giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

Theo đó, mẫu Giấy chứng nhận kết hôn gồm các nội dung:

  • Họ, chữ đệm, tên của vợ, chồng;
  • Các thông tin cơ bản của vợ chồng gồm: Ngày tháng năm sinh; dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú); giấy tờ tuỳ thân;
  • Nơi đăng ký kết hôn; ngày tháng năm đăng ký kết hôn;
  •  Chữ ký của vợ, chồng và của người đại diện của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn kèm dấu.

Như vậy, trên đăng ký kết hôn có thông tin về giấy tờ tuỳ thân của vợ chồng. Tuy nhiên, hiện không có bất kỳ văn bản nào quy định cụ thể giấy tờ tuỳ thân gồm những loại nào nhưng một số văn bản có thể hiện loại giấy tờ nào là giấy tờ tùy thân như:

  • Chứng minh nhân dân: Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND gồm những đặc điểm riêng biệt của cá nhân như họ tên khai sinh, giới tính, nguyên quán…
  •  Căn cước công dân: Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân khẳng định Căn cước công dân là giấy tờ tuỳ thân của của công dân.
  • Hộ chiếu (khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam): Hộ chiếu là giấy tờ để chứng minh quốc tịch, nhân thân của công dân Việt Nam…

Do đó, có thể thấy, thông tin về giấy tờ nhân thân trong đăng ký kết hôn có thể là số CMND hoặc số CCCD hoặc bất kỳ giấy tờ tuỳ thân nào khác mà không bắt buộc chỉ có thể là số Chứng minh nhân dân.

 Có bắt buộc phải thay đổi số chứng minh nhân dân trên Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không?

Đăng ký kết hôn là một thủ tục đăng ký hộ tịch, việc thay đổi thông tin số chứng minh nhân dân trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo Luật Hộ tịch năm 2014 được gọi là cải chính hộ tịch hoặc thay đổi hộ tịch. Trường hợp được coi là thay đổi hộ tịch khi việc thay đổi số chứng minh nhân dân là có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật. Còn việc cải chính hộ tịch được hiểu là thay đổi số chứng minh nhân dân vì có sai sót khi đăng ký hộ tịch. 

Căn cứ Điều 26 việc thay đổi hộ tịch chỉ bao gồm trong phạm vi thay đổi họ, chữ đệm, và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký để được nhận làm con nuôi. 

Như vậy từ căn cứ trên có thể thấy, việc thay đổi thông tin về số chứng minh nhân dân sang số căn cước công dân không thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch hay cải chính hộ tịch nên việc thay đổi ở đây là không bắt buộc, không cần thiết.

Bên cạnh đó, hiện nay người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip để xem các thông tin như số chứng minh nhân dân cũ, họ tên của người được cấp. Khi đến căn phòng công chứng để ký kết các loại hợp đồng liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, công chứng viên sẽ quét mã QR trên căn cước công dân gắn chip để xác định số chứng minh nhân dân trên Giấy chứng nhận và số trên căn cước công dân gắn chip là cùng một người. Điều đó cũng thuận tiện hơn rất nhiều cho người dân nếu họ không muốn tiến hành thủ tục xác nhận thông tin căn cước công dân trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Quý khách có thể tham khảo phần tiếp theo của bài viết để nắm rõ hơn về cách tra thông tin nhân thân bằng cách quét mã QR trên thẻ căn cước công dân.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488