Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài?

Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài?

by Lê Vi

Hiện nay, có rất nhiều lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Nhưng chưa chắc ai cũng biết rõ về làm việc ở nước ngoài có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài như thế nào? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài?

Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài?

Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài?

Cơ sở pháp lý

  • Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC, ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:

  • Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
  • Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài không?

Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều kiện của các cá nhân cư trú

Khoản 2 Điều 22 Luật Cư trú 2006 quy định Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: Ra nước ngoài để định cư.

Có nghĩa là, người Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài, trường hợp có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc đã bị xóa đăng ký thường trú để định cư tại nước ngoài thì họ không phải là cá nhân cư trú.

Nếu nếu họ có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc chưa xóa đăng ký thường trú trong nước thì họ là cá nhân cư trú và phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, trường hợp cá nhân làm việc ở nước ngoài nhưng có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch chưa xóa đăng ký thường trú thì vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó…

Tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam  thực hiện theo công thức sau:

Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số ngày làm việc trong năm) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động của Việt Nam.

Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam/365 ngày) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân làm việc ở nước ngoài? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488