Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán nộp thuế môn bài

by Nguyễn Thị Giang

Hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán không thể thiếu đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu bạn không nắm được các bước hạch toán thì rất dễ sai sót. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán nộp thuế môn bài.

Cơ sở pháp lý:

  •  Nghị định 126/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC

Hạch toán thuế môn bài là gì?

Để hiểu hạch toán thuế môn bài là gì, trước tiên chúng ta phải định nghĩa thuế môn bài là gì.

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu theo năm (đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).

Theo đó, hạch toán chi phí thuế môn bài là việc ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán.

Tài khoản hạch toán thuế môn bài

Hạch toán thuế môn bài vào tài khoản TK 3338 hay TK 3339.

TK 3338 phản ánh số tiền phải nộp, đã nộp hoặc còn thiếu về thuế bảo vệ môi trường, thuế môn bài và các loại thuế khác. Bao gồm:

  • TK 33381: phản ánh số thuế phải nộp, chưa nộp và còn phải nộp.
  • TK 33382: Phản ánh số thuế phải nộp khác như thuế môn bài, thuế nộp thay cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Mặt khác, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài được đổi tên thành lệ phí môn bài. Lệ phí môn bài được hạch toán theo Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Tài khoản này thể hiện số phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Do đó, để thực hiện hạch toán, kế toán viên có thể sử dụng TK 3338 hoặc TK 3339.

Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài?

Theo quy định, để hạch toán thuế môn bài trên Misa, tùy vào từng trường hợp các bạn thực hiện theo trình tự sau đây:

2.1. Khi nộp tờ khai thuế môn bài?

Trên thanh công cụ, bạn bấm vào ô Nghiệp vụ, sau đó chọn mục Tổng hợp, chọn chứng từ nghiệp vụ khác.

Sau đó màn hình sẽ hiện ra bảng Chứng từ nghiệp vụ, trên bảng đó bạn nhập “Tính thuế môn bài” ngày, tháng hạch toán, sau đó bạn tiến hành hạch toán như sau:

Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200:

  • Nợ 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp.

Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133:

  • Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp.

Sau khi hạch toán xong thì bấm chọn vào “Cất”.

Lưu ý: Theo quy định của pháp luật, từ 01/01/2017, “môn bài” là một khoản lệ phí. Do đó, khi hạch toán lệ phí môn bài (hay thường được gọi trong giao tiếp là thuế môn bài), kế toán cần sử dụng tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

 Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước?

Trên thanh công cụ, bạn bấm vào ô Nghiệp vụ, sau đó chọn mục Ngân hàng, chọn Nộp thuế. Sau đó màn hình sẽ hiện ra bảng Nộp thuế, trên bảng đó bạn tiến hành hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước như sau:

Nợ 3339: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp

Có 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước.

Sau khi hạch toán xong thì bấm chọn vào “Cất”.

Lưu ý: Cách hạch toán này áp dụng cho cả doanh nghiệp theo chế độ kế toán trong Thông tư 133 và Thông tư 200.

Hạch toán phạt chậm nộp thuế môn bài?

Nếu chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài hoặc chậm nộp lệ phí môn bài, doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản phạt chậm nộp. Khi nhận được quyết định xử phạt của cơ quan thuế, căn cứ vào đó bạn tiến hành hạch toán số tiền này trên misa như sau:

Bút toán tính tiền phạt chậm, ghi:

  • Nợ 811: Chi phí khác
  • Có 3339: Số tiền phạt chậm nộp.

Bút toán nộp tiền phạt chậm, ghi:

  • Nợ 3339: Số tiền phạt chậm nộp
  • Có 111/112: Số tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản phạt chậm nộp này sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán nộp thuế môn bài.Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488