Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không?

Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không?

by Lê Vi

Hiện nay có khá nhiều người đang băn khoăn chưa biết hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Nếu có thì mức thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất như thế nào? Để được miễn thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất cần đáp ứng những điều kiện gì? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không?

Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không?

Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019);
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương;
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tạm nhập tái xuất là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) thì:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” và “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tạm nhập, tái xuất là một trong các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế. Hình thức tạm nhập tái xuất được hiểu là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Hiểu một cách đơn giản, tạm nhập tái xuất là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu.

Ngược lại, tạm xuất, tái nhập hàng hóa được hiểu là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.

Các hình thức tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình thức tạm nhập tái xuất:

Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh

Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, Đối với hàng hóa kinh doanh có điều kiện

Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện bao gồm:

  • Nhóm hàng thực phẩm đông lạnh: ví dụ như thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; ruột, bong bóng và dạ dày động vật… (chi tiết Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP);
  • Nhóm hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt : bia sản xuất từ malt; rượu vang từ nho tươi; xì gà; thuốc lá…(Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP);
  • Nhóm hàng hóa đã qua sử dụng: Tủ kết đông, loại cửa trên, dung tích không quá 800 lít; Máy làm khô quần áo; Máy hút bụi… (Phụ lục IX Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).

Quy định điều kiện kinh doanh: Để kinh doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì thương nhân Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa;
  • Một số hạn chế với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất: Không được ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện; không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập tái xuất sang hình thức nhập khẩu nhằm mục đích tiêu thụ nội địa những hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện;
  • Với vận đơn đường biển của hàng hóa tạm nhập tái xuất: Phải là vận đơn đích danh ghi rõ Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp hoặc số Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa đã qua sử dụng.

Thứ hai, Đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam

Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa chưa được pháp lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoăc hàng hóa chịu sự quản lý bằng các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan.. thì phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Thứ ba, Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất nằm ngoài phạm vi 02 loại hàng hóa nêu trên

Thương nhân Việt Nam được thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất tại các cơ quan hải quan.

Một số lưu ý:

  • Thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn vốn đầu tư nước ngoài thì không được thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, thay vào đó có thể tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái chế, bảo hành…
  • Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bằng container trừ những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chia nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì các chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam;
  • Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất;
  • riêng biệt. Đối với nước xuất khẩu ban đầu thì làm hợp đồng nhập khẩu, đối với nước mà thương nhân Việt Nam tái xuất hàng hóa thì làm hợp đồng xuất khẩu. Thời gian làm hợp đồng xuất khẩu có thể trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn

Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức ký kết hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký kết.

Ba là, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam về việc tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đó cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thực hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương nhân nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sang nước thứ ba hay một thương nhân nước ngoài nào khác như hai hình thức trên.

Bốn là, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội chợ. Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan.

Ngoài ra, khi tạm nhập tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội chợ.

Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam theo hình thức này cũng không quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ tuân theo khoảng thời gian của chương trình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm.

Năm là, tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

Trong một số trường hợp, do điều kiện về trang thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Đương nhiên với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam ”mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.

Ngoài ra, với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thể thao, nghệ thuật cũng chỉ cần thực hiện thủ tục tại các cơ quan hải quan. Trừ những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thì ngoài việc thực hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số giấy tờ sau:

  • Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh, tổ chức sự kiện vào Việt Nam của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền;
  • Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh, tổ chức sự kiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Trong trường hợp đặc biệt cần tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa là vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh nhằm mục đích phục vụ mục đích quốc phòng an ninh thì cần có sự xem xét, cho phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn là nhu cầu tất yếu trong mối quan hệ thương mại, chính trị, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc theo mục đích của việc nhập khẩu, xuất khẩu mà thương nhân có quyền lựa chọn hình thức tạm nhập tái xuất và có sự chuẩn bị đầy đủ về thủ tục, khả năng tài chính phù hợp.

Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không?

Tại Điều 13 của Nghị định Số: 134/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 09 năm 2016 có nêu rõ những trường hợp được miễn thuế hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định bao gồm:

  • Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;
  • Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;
  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
  • Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể: Bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng; Container rỗng có hoặc không có móc treo; Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Tuy nhiên, cần lưu ý Thông tư 181/2013/TT-BTC hướng dẫn nội dung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nên căn cứ các quy định nêu trên thì hiện nay, việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình phải nộp thuế nhập khẩu và không thuộc các trường hợp hoàn thuế nhập khẩu theo quy định.

 Điều kiện để được miễn thuế đối với hàng nhập khẩu tái xuất

Để được miễn thuế với hàng hóa như chúng tôi vừa kể ở trên thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện về:

  • Doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập các loại hàng hóa phải được mô tả tại mục trên.
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế được miễn thuế phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác.

Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.

Lưu ý: Để được miễn thuế với các loại hàng hóa thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời tùy từng trường hợp hàng hóa xin miễn thuế mà người thực hiện cần bổ sung những tài liệu khác nhau theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Mức thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất

Các loại hình

G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
  • Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
  • Tạm nhập tái xuất tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.

G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
  • Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.

Mức thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất

Miễn thuế

  • Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế miễn thuế, không phải nộp thuế;
  • Loại hình G12: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế.

Nộp thuế

Loại hình G1:

  • Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập.
  • Số tiền nộp thuế này có thể hiểu giống như một khoản nhà nước giữ lại để tránh tình trạng doanh nghiệp nhập về nhưng không tái xuất, do đó khi doanh nghiệp đã thực xuất thì sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu này.

Loại hình G12: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.

  • Số tiền thuế nhập khẩu sẽ được hoàn lại và khoản hoàn lại được xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp;
  • Ngoài ra nếu doanh nghiệp được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế sẽ được áp dụng theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập – tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.

Về thuế GTGT

  • Nộp thuế: Thuê tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
  • Miễn thuế: Doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu (trừ những sản phẩm nộp thuế như trên).

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Có phải nộp thuế tạm nhập tái xuất không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488