Cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

by Hồ Hoa

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Xem thêm: Điều kiện xin cấp Giấy an toàn thực phẩm sản xuất pate

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên
  • Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 03 năm kể từ ngày cấp.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất đồ ăn nhanh

Cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy vào từng hoạt động kinh doanh mà cơ quan cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau. 

Bộ Công thương

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Điều kiện, quy định, chính sách kinh doanh tại cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…;
  • Các loại dầu thực vật, sữa chế biến, nước giải khát, bia, rượu, sản phẩm chế biến tinh bột, bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Bộ Y tế

Cơ sở chế biến và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • Các thực phẩm nhập khẩu;
  • Các thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ gia, các phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
  • Đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối (bao gồm toàn bộ quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch).

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Tư vấn toàn diện vấn đề pháp lý xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ các tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp;
  • Khảo sát trực tiếp cơ sở, đưa ra giải pháp, khắc phục tồn tại tối ưu nhất về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo nguyên tắc một chiều;
  • Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;
  • Hướng dẫn học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe (nếu chưa có);
  • Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tiếp đoàn thẩm định cùng doanh nghiệp; Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao giấy an toàn thực phẩm. 

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488