Vấn đề nuôi con luôn là vấn đề được nhiều vợ, chồng quan tâm khi thực hiện thủ tục ly hôn. Sau khi hoàn tất việc ly hôn thì người vợ hoặc chồng đang không phải là người trực tiếp nuôi con có thể đề nghị Toà án thay đổi người nuôi con khồng? Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật Đại Nam xin có bài viết hướng dẫn chi tiết, cụ thể quy định về: Có thể thay đổi thỏa thuận nuôi con sau ly hôn không?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014
- Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Quyền được trực tiếp nuôi con sau ly hôn không phải lúc nào cũng cố định. Trên thực tế, quyền nuôi con có thể thay đổi do thỏa thuận của hai bên hay do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều điều kiện, cơ sở để chăm sóc, nuôi dạy con.
Sau khi Tòa án đã xử vụ án ly hôn, và giao con chung cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng tức là bản án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, nếu bên không được nuôi dưỡng muốn giành quyền nuôi con thì phải khởi kiện một vụ án mới.
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Khi ly hôn, nếu hai vợ, chồng có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận và giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo đúng thỏa thuận của cha, mẹ.
Ngược lại, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong quá trình quyết định ai nuôi con sau khi ly hôn, nếu con đã đủ 07 tuổi trở lên thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng phải xem xét nguyện vọng của con. Riêng con dưới 36 tháng sẽ giao cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp, sau khi giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, thậm chí còn bạo lực gia đình… không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con thì theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, người trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi.
Cụ thể, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định các căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn gồm:
– Sau khi ly hôn, cha và mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho con.
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con trong việc chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì cha, mẹ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Có thể thay đổi thỏa thuận nuôi con sau ly hôn không?
Quyền được trực tiếp nuôi con sau ly hôn không phải lúc nào cũng cố định. Trên thực tế, quyền nuôi con có thể thay đổi do thỏa thuận của hai bên hay do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều điều kiện, cơ sở để chăm sóc, nuôi dạy con.
Sau khi Tòa án đã xử vụ án ly hôn, và giao con chung cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng tức là bản án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, nếu bên không được nuôi dưỡng muốn giành quyền nuôi con thì phải khởi kiện một vụ án mới.
Trình tự thực hiện thay đổi quyền nuôi con
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Có thể thay đổi thỏa thuận nuôi con sau ly hôn không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Ly hôn đơn phương là gì? Quy định về ly hôn đơn phương mới nhất
- Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn mới nhất năm 2023
- Thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định 2021