Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không phải là thủ tục bắt buộc, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đồng ý hoặc không đồng ý giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án, nếu đồng ý thì thực hiện việc hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải đối thoại, không đồng ý thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề: Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn mới nhất năm 2023
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
Hoà giải khi ly hôn được hiểu như thế nào?
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại; và tranh chấp hôn nhân gia đình cũng không ngoại lệ. Các bên giải quyết tranh chấp sẽ tự nguyện tham gia; tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập.
Hòa giải là hành vi của một bên thứ ba (không phải bên tranh chấp) thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa và đi đến những thỏa thuận nhất đinh.
Như vậy hòa giải ly hôn tại Tòa là việc Tòa án với cương vị là bên thứ ba sẽ đứng ra thuyết phục hai bên vợ, chồng hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm; qua đó tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tiền bạc của các bên.
Ly hôn bắt buộc phải hòa giải tại Tòa án?
Theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Nhà nước khuyến khích vợ, chồng khi có yêu cầu xin ly hôn thì nên hòa giải ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, tổ dân phố, khu phố…
Ngoài ra, nếu đã nộp đơn ly hôn ở Tòa án thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, Nhà nước chỉ khuyến khích hai vợ chồng tự thỏa thuận được những mâu thuẫn của mình và chỉ bắt buộc phải hòa giải khi đã nộp đơn ra Tòa.
Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn
Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định (khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..……….
Tôi là: ……………………………………………………………………………
Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………………….……………
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:………… do ………cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………
Tôi là (1) …… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là….…và bị đơn là …….…
Hiện nay, do (2) ………………..……………………………………………
nên tôi nhất định phải ly hôn với………………………………………………….
Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là (3) ………..……… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.
Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn
Đơn đề nghị Tòa án không hòa giải khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn là một văn bản đơn giản, tuy nhiên khi viết bạn cần lưu ý các thông tin sau:
- Thứ nhất, bạn phải ghi đúng vai trò của mình là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ việc này.
- Thứ hai, bạn phải nêu đúng thông tin của bị đơn hay nguyên đơn còn lại.
- Thứ ba, bạn phải nêu ra được lý do thuyết phục Tòa án rằng việc hòa giải không thể hàn gắn, giúp ích được mối quan hệ hôn nhân của bạn và bạn mong muốn các thủ tục pháp lý được hoàn thành nhanh nhất có thể. Lý do đó có thể là về việc bạo lực gia đình; dùng con cái để đe dọa, đòi hỏi vật chất; các lý do khác về việc không có tiếng nói chung trong hôn nhân. Ngoài ra, bạn nên có các chứng cứ đi kèm để có thể chứng minh sự không cần thiết của việc hòa giải tại Tòa án.
- Thứ tư, đơn đề nghị không hòa giải ly hôn cần được nộp đến Tòa án trong thời gian chuẩn bị xét xử để Tòa có thời gian xem xét
Những trường hợp ly hôn không tiến hành hòa giải được?
Những trường hợp ly hôn mà Tòa án không tiến hành hòa giải được bao gồm:
- Bị đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Trong trường hợp người xin trích lục đăng ký kết hôn là người được ủy quyền thì còn phải kèm theo mẫu giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực (nếu người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột) hoặc Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của họ).
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn mới nhất năm 2023. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM