Đặc điểm của hợp đồng tương lai

by Vũ Khánh Huyền

Trên thị trường tài chính, giao dịch hợp đồng tương lai là một sản phẩm có khả năng sinh lời hấp dẫn.Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thực sự hiểu hợp đồng tương lai là gì và cách thức giao dịch như thế nào. Để đầu tư thành công cũng như sinh lợi nhuận người tham gia cần nắm rõ khái niệm, tính chất, ưu nhược điểm của loại hợp đồng này. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giới thiệu cho các bạn đọc về đặc điểm của hợp đồng tương lai, mời quý độc giả cùng tham khảo !

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai được hiểu là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, được niêm yết trên các sàn  giao dịch. Đây chính là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một tài sản cơ sở với mức giá được xác định trước vào ngày hôm nay nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán cần được biết về:

  • Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì: hàng hóa, tiền tệ, …
  • Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu
  • Thời điểm diễn ra giao dịch đó trong tương lai
  • Giá giao dịch

Hợp đồng tương lai phản ánh kỳ vọng của các bên – người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên.

Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi hợp đồng đáo hạn. Ký quỹ thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong giá trị của toàn bộ hợp đồng mà họ tham gia giao dịch.

>> Xem thêm: Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán

Các khái niệm thường gặp liên quan hợp đồng tương lai

– Ký quỹ: Chính là khoản tiền được dùng để đặt cọc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của nhà đầu tư khi phát sinh giao dịch.

– Vị thế: Thể hiện trạng thái giao dịch và khối lượng giao dịch của hợp đồng phái sinh tại thời điểm nhà đầu tư ký hợp đồng. Có hai loại vị thế là vị thế mua (Long) và vị thế bán (Short).

– Đóng vị thế: Nhà đầu tư mở vị thế đối ứng với một vị thế khác đang sở hữu với cùng tài sản cơ sở đảm bảo và ngày đáo hạn.

– Hệ số nhân hợp đồng: Hệ số được sử dụng để quy đổi giá trị của hợp đồng tương lai thành tiền.

– Khối lượng mở: Chính là số lượng hợp đồng tương lai của một loại chứng khoán phái sinh đang tồn tại ở một thời điểm cụ thể.

– Giá thanh toán cuối ngày: Mức giá được sử dụng để tính toán khoản lãi hoặc lỗ đã phát sinh trong khoảng thời gian một ngày của từng hợp đồng.

– Giá thanh toán cuối cùng: Mức giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai được xác định trong ngày giao dịch cuối cùng trong kỳ hạn chứng khoán phái sinh. Giá này được dùng để tính số lãi hoặc khoản lỗ phát sinh trong ngày cuối giao dịch của hợp đồng tương lai.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Để nắm rõ về hợp đồng tương lai – một công cụ của chứng khoán phái sinh thì nhà đầu tư phải biết rõ các đặc điểm của hợp đồng tương lai, từ đó giúp NĐT có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tốt hơn.

Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa.

Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

Được niêm yết

Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..

Bù trừ và ký quỹ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại HĐTL.

Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:

  • Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

Dễ đóng vị thế

Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Từ đó, giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).

Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.

Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.

Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Khi giao dịch HĐTL, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định.

Cụ thể, khi đáo hạn HĐTL, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong HĐTL và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.

Tính thanh khoản

Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, NĐT tham gia vào thị trường mua bán HĐTL đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua – bán cái gì, cách thức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai.

Vì vậy, các NĐT có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đặc điểm của hợp đồng tương lai. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488