Đặc tính của hợp đồng

by Mai Linh

Khái niệm về hợp đồng là gì? Đặc tính của hợp đồng là gì? Quy định về các loại hợp đồng. Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về bản chất của hợp đồng qua bài viết dưới đây.

Đặc tính của hợp đồng

Đặc tính của hợp đồng

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.

Hợp đồng là gì?

Hiện nay mỗi văn bản luật đưa ra một khái niệm khác nhau về hợp đồng. Chúng ta đi từ luật gốc là luật Dân sự. Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về hợp đồng dân sự và đây là định nghĩa thể hiện các đặc tính của hợp đồng. Theo Điều 385 của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự được định nghĩa như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Dựa trên định nghĩa này, hợp đồng dân sự tồn tại khi thỏa mãn hai đặc tính cơ bản là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và nội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.

Những đặc tính cơ bản của hợp đồng là gì?

Từ khái niệm về hợp đồng có thể thấy hợp đồng có hai đặc tính cơ bản: một là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và hai là nội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đặc tính thứ nhất thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và sự thỏa thuận thể hiện ý chí. Đặc tính thứ hai thể hiện mục đích của hợp đồng là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đây có lẽ là hai đặc tính cơ bản có tính chất truyền thống của hợp đồng. 

Ngoài ra thì hợp đồng còn có một số đặc tính khác như:

+ Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.

+ Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.

Trong bài này chúng ta cùng đi phân tích và làm rõ hai đặc tính cơ bản của hợp đồng là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và nội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Đặc tính thứ nhất: hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên

Đặc tính thứ nhất của hợp đồng thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và sự thỏa thuận thể hiện ý chí. Nói cách khác, các bên cần có ý định giao kết hợp đồng. Hình thức biểu hiện sự thỏa thuận có thể là bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Trong bối cảnh các giao dịch thương mại, ý định này thường thể hiện dưới hình thức thỏa thuận tại một văn bản được các bên cùng ký kết. Nếu không có thỏa thuận tại một văn bản được các bên cùng ký kết, thỏa thuận của các bên có thể thể hiện dưới hình thức đề nghị giao kết họp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Sự thỏa thuận là đặc điểm phân biệt họp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.

Sự thỏa thuận và hình thức biểu hiện sự thỏa thuận

Hợp đồng phải thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Nếu không thể hiện được sự thỏa thuận của các bên tham gia họp đồng, quan hệ hợp đồng không tồn tại và các bên không chịu sự ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ theo họp đồng. Thỏa thuận là “đồng ý với nhau về điều nào đó có quan hệ đến các bên, sau khi đã bàn bạc, hoặc nói một cách khác là sự đồng thuận và thống nhất về ý chí giữa các bển.

Ý chí là ý thức tồn tại bên trong nhận thức và suy nghĩ của con người. Nếu không được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức biểu hiện cụ thể, bên thứ ba khó có thể xác định được ý chí mà các bên đã đồng thuận và thống nhất. Cũng chính vì vậy, để xác định được ý chí mà các bên đã đồng thuận và thống nhất, ý chí của các bên cần được biểu hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định, ví dụ như bằng văn, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.

Trên thực tế, hình thức biểu hiện sự thỏa thuận rất quan trọng, nhất là trong trường hợp giữa các bên đang hoặc có nguy cơ phát sinh tranh chấp. Thậm chí, đối với một số loại hợp đồng, pháp luật còn quy định cụ thể hình thức biểu hiện sự đồng thuận và thống nhất về ý chí giữa các bên là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Sự thỏa thuận là đặc điểm phân biệt hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương

Sự thỏa thuận là đặc điểm cơ bản để phân biệt họp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đều có đặc tính làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên nên đặc tính thể hiện sự thỏa thuận của các bên là cơ sở để phân biệt hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương.

Nếu có thỏa thuận và thỏa thuận được xác lập với mục đích làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên thì thỏa thuận này là hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận, không có sự thống nhất về ý chí giữa các bên mà chỉ có sự thể hiện ý chí riêng của một bên làm xác lập, thay đối hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên đó thì ý chí này được xem là hành vi pháp lý đơn phương. Bản chất pháp lý của hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương là khác nhau và quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng và hành vi pháp đơn phương cũng khác nhau. Pháp luật về họp đồng chỉ điều chỉnh họp đồng và không điều chỉnh hành vi pháp lý đơn phương.

Do chỉ xuất phát từ ý chí riêng của chủ thể xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt, hành vi pháp lý đơn phương không cần sự đồng thuận về ý chí với chủ thể khác để tạo lập thỏa thuận. Việc để lại di chúc thừa kế là một ví dụ điển hình của hành vi pháp lý đơn phương. Việc để lại di chúc và phân chia tài sản cho những người thừa kế phụ thuộc vào ý chí riêng của người để lại di chúc và không cần thỏa thuận trước với những người thừa kế. Những người thừa kế có thể đồng ý hoặc không đồng ý (từ chối) nhận di sản thừa kế nhưng không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của di chúc. Khác với hành vi pháp lý đơn phương, thỏa thuận là yếu tố quan trọng để cấu thành hợp đồng. 

Đặc tính thứ hai: Nội dung xác lập, thay đổi hoặc chấm dửt quyền và nghĩa vụ của các bên

Đặc tính thứ hai của hợp đồng là nội dung thỏa thuận phải thể hiện mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Nói cách khác, nếu thỏa thuận không hướng đến việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên thì thỏa thuận đó sẽ không cấu thành hợp đồng.

Nội dung có tính chất ràng buộc, cụ thể và rõ ràng

Do đặc tính của hợp đồng là nội dung thỏa thuận phải thể hiện mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, có thể suy ra nội dung của thỏa thuận phải cụ thể và rõ ràng. Khi thỏa thuận có nội dung cụ thể và rõ ràng, các bên mới xác định được quyền và nghĩa vụ của mình và của các bên còn lại. Mặt khác, thỏa thuận chung chung, mơ hồ và không thể hiện mục đích ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên sẽ không cấu thành hợp đồng.

Khi sự thỏa thuận của các bên được thể hiện dưới hình thức “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” thì đề nghị giao kết họp đồng chỉ được xem là đã xác lập khi thể hiện rõ ý định của bên đề nghị về ý chí mong muốn giao kết hợp đồng và chấp nhận chịu sự ràng buộc về đề nghị đó. Một điều cần lưu ý là pháp luật về hợp đồng không yêu cầu đề nghị giao kết hợp đồng phải hướng tới một bên cụ thể. Ngay cả khi một lời đề nghị hướng đến công chúng mà đáp ứng yêu cầu nêu trên thì cũng được xem là đề nghị giao kết hợp đồng và tạo ra ràng buộc pháp lý đối với bên đưa ra đề nghị có liên quan.

Thỏa thuận không ràng buộc bên thứ ba trừ khi có thỏa thuận khác

Theo Bộ luật Dân sự 2015, thỏa thuận chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia họp đồng  không tạo ra quyên cho bên thứ ba trừ khi các bên thỏa thuận giao kêt hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba. Khi hợp đồng có mục đích hướng tới việc xác lập, thay đổi hoặc châm dứt quyên của bên thứ ba, bên thứ ba có thể hưởng lợi ích từ hợp đồng mà không tham gia vào thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là trường họp ngoại lệ đối với nguyên tắc chung quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Trên thực tế, hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba là loại họp đồng phức tạp và ngày càng thông dụng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đặc tính của hợp đồng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở cấp 4 trọn gói

Hợp đồng đơn giá cố định là gì?

Hợp đồng hứa mua hứa bán là gì?

Hợp đồng xuất khẩu cà phê

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488