Đàm phán hợp đồng là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Đàm phán hợp đồng là một giai đoạn quan trọng trước khi hai bên trong hợp đồng đi đến ký kết. Vậy đàm phán hợp đồng là gì? Kỹ năng đàm phán hợp đồng như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về đàm phán hợp đồng.

Đàm phán hợp đồng là gì ?

Đàm phán hợp đồng là gì ?

Căn cứ dân sự

  • Bộ Luật Dân sự
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Đàm phán hợp đồng là gì?

Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa về đàm phán hợp đồng ngoại trừ khoản 4 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 đề cập đến cụm từ: “đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng”.

Có thể hiểu khái niệm đàm phán hợp đồng là quá trình trao đổi thông tin giữa các bên nhằm đi đến thống nhất các nội dung của hợp đồng. Tiếp cận theo các giai đoạn đàm phán thì đàm phán hợp đồng được nhìn nhận như một quá trình. Theo đó: đàm phán là một quá trình từ chuẩn bị, tiếp xúc, tham gia thương lượng và kết thúc.

Chủ thể của đàm phán hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự nên chủ thể đàm phán hợp đồng là các bên (cá nhân, pháp nhân) trong quan hệ hợp đồng.

Chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu là thương nhân, vì vậy chủ thể chủ yếu tham gia đàm phán hợp đồng thương mại là thương nhân. Trong một số trường hợp sẽ không phải là thương nhân, ví dụ: bên ủy thác mua bán hàng hóa trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.

>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Các nguyên tắc đàm phán hợp đồng

Nguyên tắc tự do trong đàm phán

Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận và tự do giao kết hợp đồng. Có tự do đàm phán mới có tự do giao kết hợp đồng, mới có tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Sự tự do đàm phán và giao kết hợp đồng là rất cần thiết nhưng không phải là tuyệt đối, mà phải dựa trên cơ sở điều chỉnh của pháp luật và còn để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đối tác.

Nguyên tắc đảm bảo không phát sinh trách nhiệm dân sự khi đàm phán

Không có quy định pháp lý nào ràng buộc quá trình đàm phán phải đạt được kết quả. Vì vậy các bên không phải chịu trách nhiệm một khi đàm phán bị thất bại.

Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán, ngay cả vào giờ chót, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm dân sự bồi thường cho phía bên kia các thiệt hại về tất cả loại chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán, cả về thời gian và cơ hội kinh doanh bị mất đi.

Nguyên tắc mời đàm phán

Việc gửi lời mời và việc chấp nhận lời mời đàm phán là bước khởi đầu của tiến trình đàm phán của các bên tham gia (bên đề nghị hoặc bên chấp nhận đề nghị).

Việc khởi động ban đầu cho việc đàm phán có thể trực tiếp hay gián tiếp và có thể được thực hiện qua nhiều hình thức: bằng lời nói, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), tờ rơi, áp phích, pano quảng cáo, tập tài liệu, brochures, catalogues…

Lời mời đàm phán chỉ là khởi động ban đầu của một phía muốn giao dịch, nên chưa phải và không nên hiểu lầm là một đề nghị giao kết hợp đồng. Lời mời đàm phán thường gói gọn những thông tin có tính tổng hợp chung, chưa thật cụ thể và cũng chưa có cam kết phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cả bên mời và bên được mời.

Vì chưa có giá trị pháp lý ràng buộc, nên bên mời đàm phán có thể rút lại hoặc thay đổi nội dung mời đàm phán trong mọi trường hợp kể, cả khi bên được mời chấp nhận hay chưa chấp nhận lời mời đàm phán.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Đàm phán hợp đồng cần lưu ý những gì?

Trong quá trình đàm phán hợp đồng các bên cần lưu ý:

  • Ấn tượng ban đầu.
  • Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán.
  • Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.
  • Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt.
  • Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào.
  • Ðể thành công trong đàm phán, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết.
  • Cần chốt lại vấn đề các bên đã thỏa thuận được trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đàm phán hợp đồng là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488