Trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên sẽ thống nhất tất cả nội dung về: địa điểm, cách thức, thời hạn, thời gian thực hiện hợp đồng. Các bên sẽ thỏa thuận về một khoảng thời gian thực hiện hợp đồng nhất định mà ở đó các bên thỏa thuận hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau. Nếu hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên mong muốn tiếp tục hợp tác thì có thể tiến hành gia hạn hợp đồng. Pháp luật cho phép được gia hạn hợp đồng bao nhiều lần? Luật Đại Nam sẽ cùng Quý độc giả giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Các văn bản pháp luật liên quan khác
Quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng
Mặc dù pháp luật về hợp đồng không bắt buộc các bên phải thực hiện việc gia hạn hợp đồng (gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng) nhưng nếu các bên có nguyện vọng và cùng thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng thì các bên có thể gia hạn hợp đồng thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng, theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản kèm theo hợp đồng chính, được dùng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng chính đã được giao kết.
Phụ lục hợp đồng sẽ có nội dung phù hợp với nội dung của hợp đồng chính đã giao kết. Trường hợp trong nội dung phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng chính đã giao kết thì nội dung điều khoản này sẽ không có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp các bên chấp thuận nội dung này thì điều khoản này được coi là trường hợp phụ lục hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chính.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Hiện nay, đối với vấn đề về phụ lục gia hạn hợp đồng, trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định chung về phụ lục hợp đồng mà không có khái niệm hay quy định riêng về phụ lục gia hạn hợp đồng, nhưng có thể hiểu, phụ lục gia hạn hợp đồng, là văn bản phụ lục có nội dung nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời gian theo sự thỏa thuận của các bên.
Việc ký phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng hoàn toàn dựa trên nội dung thỏa thuận của hai bên khi hợp đồng gần hết hạn. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng cụ thể thì việc quy định phụ lục hợp đồng nói chung và phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng nói riêng cũng có những quy định riêng nhất định.
Được gia hạn hợp đồng bao nhiều lần?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến hợp đồng đã ký hết hạn.
– Hết thời hạn trên mà không ký hợp đồng mới: Hợp đồng có thời hạn mà các bên đã ký trước đó sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
– Ký hợp đồng mới trong thời hạn quy định: Được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng lao động xác định thời hạn thông thường chỉ được ký tối đa 02 lần.
Tuy nhiên căn cứ điểm c khoản 2 Điều này, trong các trường hợp sau đây các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn:
– Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
– Sử dụng người lao động cao tuổi;
– Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Phạt nặng nếu ký hợp đồng xác định thời hạn quá số lần quy định
Như đã phân tích, trừ một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần.
Trước đây, một số doanh nghiệp đã “lách luật” bằng cách ký phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, với quy định mới tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, phụ lục hợp đồng lao động được quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với lỗi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt như sau:
– Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
– Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
– Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
– Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
– Phạt từ 20 – 25 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc phải giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động theo quy định.
>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Được gia hạn hợp đồng bao nhiều lần?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM: