Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản

by Lê Vi

Quyền tác giả đối với kịch bản được phát sinh kể từ khi kịch bản đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp xảy ra các hành vi xâm phạm như ăn cắp ý tưởng, sao chép, đạo nhái kịch bản, thì việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản là gì?

Bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu có thể được hiểu là một thuật ngữ nhằm để biểu hiện, thể hiện quyền tác giả có, đối với các tác phẩm sân khấu của tác giả sáng tác ra tác phẩm đó.

Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

Theo quy định trên thì Tác phẩm sân khấu là tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu thực chất là đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu đó. Do đó nếu muốn đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu, tác giả của tác phẩm sân khấu phải tiến hành đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu này.

Việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được quy định tại Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Theo đó việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu.

Đăng ký bản quyền tác giả cho kịch bản là quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho một kịch bản với mục đích bảo vệ quyền tác giả và đảm bảo rằng người sở hữu bản quyền sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp có ai đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ

Việc đăng ký bản quyền kịch bản là một cách tốt nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả và đảm bảo rằng tác giả sẽ được bảo vệ pháp lý trong trường hợp có ai đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ.

Lý do nên bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản?

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản là một cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả và đảm bảo rằng tác giả sẽ được bảo vệ pháp lý trong trường hợp có ai đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả.

Dưới đây là một số lý do cụ thể nên Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản:

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả: Đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu và kịch bản là cách tốt nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả.

Việc đăng ký bản quyền đảm bảo rằng tác giả sẽ được xem là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm và có quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, biên tập, tái bản và phát hành kịch bản.

  • Ngăn chặn việc sao chép trái phép: Khi tác phẩm sân kháu và kịch bản của bạn được đăng ký bản quyền, nó trở thành một tài sản có giá trị và bạn có quyền yêu cầu các bên khác không sao chép trái phép hay sử dụng kịch bản của bạn mà không có sự cho phép của bạn.

Nếu có ai đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bạn, bạn có thể sử dụng bản quyền để đưa ra các yêu cầu pháp lý và đòi bồi thường.

  • Giúp tăng giá trị tác phẩm sân kháu và kịch bản: Khi tác phẩm sân khấu và kịch bản của bạn được đăng ký bản quyền, nó có giá trị hơn trong mắt các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng.

Việc đăng ký bản quyền có thể giúp tăng giá trị tác phẩm sân kháu và kịch bản và làm cho nó trở thành một tài sản có thể bán, cho thuê hoặc cấp phép sử dụng.

  • Bảo vệ quyền lợi tác giả khi tham gia các cuộc thi hoặc lễ trao giải: Đăng ký bản quyền cũng giúp tác giả đảm bảo rằng họ sẽ được bảo vệ pháp lý trong trường hợp tác phẩm sân khấu và kịch bản của họ được sử dụng trong các cuộc thi hoặc lễ trao giải.

Quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản theo Luật Sở hữu trí tuệ

Đối với tác phẩm kịch bản

Căn cứ quy định tại Điều 18, 19 và 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009. 2019) thì quyền tác giả đối với tác phẩm kịch bản bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới dạng bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác;

Đối với tác phẩm sân khấu

Theo khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (sửa đổi, bổ sung Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005), quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được quy định như sau:

Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu bao gồm: Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền sau:

  •  Đặt tên cho tác phẩm;
  •  Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  •  Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh.

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản bao gồm:

  •  Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản.

Yêu cầu đối với tờ khai: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả của tác phẩm sân khấu/kịch bản, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu/kịch bản hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung thông tin tác phẩm sân khấu; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Lưu ý: Mẫu tờ khai phải là mẫu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

  •  Hai bản sao tác phẩm sân khấu/kịch bản đăng ký quyền tác giả.
  •  Giấy ủy quyền đăng ký, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền đăng ký;
  •  Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  •  Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  •  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Đối với các tài liệu trên, nếu tài liệu nào ở dạng tiếng nước ngoài thì sẽ đều phải dịch ra tiếng việt.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.

Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, để đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu cần phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu đó. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm phải nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Việc này không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho sách và văn bản sách gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền sách đã được đề cập ở phần trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Sử dụng một trong hai cách thức:

Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:

  • Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh tại số 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng tại số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nộp qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu trên.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu sót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả sẽ cử chuyên viên thẩm định tính hợp lệ của đơn:

  • Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí theo quy định.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.

Cần lưu ý rằng, Giấy chứng nhận đã cấp vẫn có thể bị thu hồi nếu phát hiện ra sai phạm.

 Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản

Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu và kịch bản cho chủ  sở hữu.

Theo quy định tại Điều 52 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội han hành: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm sân khấu và kịch bản do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488