Trong thời đại hiện đại, điện ảnh và truyền hình đã trở thành một loại nghệ thuật cao cấp nhất và phức tạp nhất, tuy nhiên nó lại là hình thức nghệ thuật được khám phá muộn nhất. Tác phẩm điện ảnh và truyền hình đã từng là một hình thức giải trí mới lạ, nhưng đã nhanh chóng trở thành một công cụ truyền thông đại chúng và một nghệ thuật quan trọng trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Điện ảnh 2006, sửa đổi 2009
- Luật Sở hữu Trí tuệ
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Những loại hình tác phẩm điện ảnh
Tác phẩm điện ảnh được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó:
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm:
Phim là loại hình tác phẩm điện ảnh phổ biến nhất, bao gồm các thể loại:
- Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
- Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;
- Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;
- Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
- Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;
- Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.
Ngoài tác phẩm phim, còn một số loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh như: Kịch bản phim, kịch bản phân cảnh, nhạc phim, logo poster phim… Mỗi loại hình tác phẩm này đều có thể được bảo hộ quyền tác giả riêng biệt.
Hiểu thế nào về tác phẩm điện ảnh
Tác phẩm điện ảnh là một trong những loại hình tác phẩm nghệ thuật được đầu tư cực kỳ công phu, kỹ lưỡng; là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để tạo thành tác phẩm hoàn thiện. Việc bảo vệ quyền tác giả cho loại tác phẩm này là vấn đề vô cùng quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, thu lợi nhuận từ giá trị của tác phẩm khi công bố.
Tác phẩm điện ảnh được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh hiện hành như sau:
“Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.”
Bởi tính chất đặc biệt để tạo nên loại hình tác phẩm này, các quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được pháp luật hướng dẫn tương ứng cho các tác giả góp sức sáng tạo, cũng như chủ sở hữu tác phẩm.
Trong khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006, sửa đổi 2009:
Tác phẩm điện ảnh là một sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Tính đặc biệt của điện ảnh là bao gồm nhiều yếu tố sáng tạo như hình ảnh, âm thanh, bài hát, kịch bản,…và thường được tạo ra bởi nhiều tác giả khác nhau.
Bảo vệ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh là điều cần thiết, bởi vì việc chiếm hữu tác phẩm không thể là yếu tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm. Tác phẩm điện ảnh là một sản phẩm vô hình, được hình thành từ nhiều công đoạn, quá trình khác nhau kết hợp với các hiệu ứng âm thanh và ánh sáng khác nhau. Tác phẩm này cũng là kết quả của hoạt động sáng tạo của nhiều chủ thể hợp thành.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định các chủ thể được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, bao gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim,…Mỗi cá nhân sáng tạo của loại hình này đều có vị trí, vai trò và sự đóng góp riêng biệt trong quá trình hình thành tác phẩm điện ảnh
Quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh
Chủ thể sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được bảo hộ đầy đủ như các tác phẩm văn học và nghệ thuật khác.
Các chủ thể liên quan đến tác phẩm điện ảnh được bảo hộ các quyền tác giả khác nhau theo hướng dẫn của Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất-kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh được bảo hộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh không chỉ đảm bảo quyền lợi của tác giả mà còn ghi nhận công sức của họ và tạo động lực để họ tiếp tục sáng tạo.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả về cơ bản cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL;
- Bản sao có công chứng giấy CMND của tác giả tác phẩm điện ảnh;
- Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty;
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);
- Bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);
- Bản sao ghi thành đĩa tác phẩm điện ảnh (Đóng quyển);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu (nếu tác phẩm có đồng tác giả oặc quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
- Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:
- Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);
- Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
- Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) cư trú hoặc có trụ sở.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. Đối với tác phẩm điện ảnh thì phải nộp mức phí là 500.000 đồng/ Giấy chứng nhận theo như Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 15 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Thời hạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh có phụ thuộc vào thời điểm công bố hay không?
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả tùy thuộc vào bản chất và từng trường hợp cụ thể của tác phẩm. Theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền nhân thân của tác phẩm điện ảnh là vô thời hạn. Tuy nhiên, quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản đối với tác phẩm có thời hạn bảo hộ khác nhau. Nếu tác phẩm điện ảnh đã được công bố, thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ thời điểm công bố, còn nếu tác phẩm chưa được công bố, thời hạn sẽ được tính từ thời điểm tác phẩm được định hình.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: