Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú có được không

by Trần Giang

Hiện nay, rất nhiều người có mong muốn được đăng ký kết hôn tại nơi đang tạm trú nhưng lại thắc mắc việc đăng ký như trên có được hay không? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây: Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú có được không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Luật Hộ tịch năm 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Điều kiện đăng ký kết hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, điều kiện đăng ký kết hôn như sau:

 Về độ tuổi: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (độ tuổi được xác định như sau: từ 20 tuổi và từ 18 tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 20 đối với nam và sau ngày sinh nhật lần thứ 18 đối với nữ).

– Về ý chí tự nguyện kết hôn: việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Như vậy trước khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì nam, nữ khi đi đăng ký kết hôn cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật như đã nêu ở trên.

Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú có được không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1.Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.
Theo quy định tại Luật cư trú thì nơi cư trú được hiểu như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”.
Như vậy, về nguyên tắc thì UBND xã, phường, thị trấn  nơi tạm trú vẫn có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân lại thuộc về UBND xã, phường, thị trấn nơi công dân thường trú.

Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn

Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);

– Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

– Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ;

– Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Cán bộ tư pháp – hộ tịch tiến hành thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ và tài liệu đính kèm.

  • Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ – thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
  • Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức làm công tác hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả, chuyển Bộ phận một cửa để trả cho người có yêu cầu.
  • Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký kết hôn, cập nhật thông tin đăng ký kết hôn và lưu chính thức trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.

Bước 4: Trả kết quả

Cán bộ tư pháp – hộ tịch in Giấy chứng nhận kết hôn, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn (hai bên nam, nữ phải có mặt, xuất trình giấy tờ tùy thân để đối chiếu) kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn, trong Sổ đăng ký kết hôn, khẳng định sự tự nguyện kết hôn và ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn, ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên nam, nữ nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú có được không. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488