Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu?

by Lê Quỳnh

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp ít nhất một lần chúng ta đã từng tự hỏi những câu hỏi như: Làm cách nào để thành lập doanh nghiệp? Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu? Trong phạm vi bài viết này Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc “Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu?”. Qua đó bổ sung thêm các kiến thức về pháp lý có liên quan đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 20/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên là sự hình thành một công ty mới trong nền kinh tế. Là việc chuẩn bị những điều kiện có liên quan như: tên công ty, địa chỉ trụ sở, thiết bị, nhân sự,…

Thành lập công ty còn được hiểu là thủ tục pháp lý cần được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi hoàn tất hồ sơ và thủ tục, doanh nghiệp sẽ chịu sự quản lý của pháp luật đồng thời cũng sẽ được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích liên quan.

Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu?

Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu?

Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những yếu tố bắt buộc theo pháp luật hiện hành chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên sẽ tiến hành đăng ký thành lập ở:

– Đối với trường hợp đăng ký trực tiếp: người nộp hồ sơ tiến hành các thủ tục thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi công ty đặt trụ sở chính.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên công ty yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lâp công ty hoặc công ty đó trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

– Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử (online):

+ Nếu doanh nghiệp sử dụng chữ ký số: Người nộp hồ sơ thực hiện các thủ tục thành lập công ty theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn.

Sau khi hoàn thành người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Nếu doanh nghiệp sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện các thủ tục thành lập công ty theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Khái quát về Cơ quan đăng ký kinh doanh

Khái niệm Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước thực hiện việc đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức hoặc cá nhân thành lập doanh nghiệp trên địa bàn Việt Nam.

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ được phân thành hai cấp là cấp huyện và cấp tỉnh.

Ở cấp tỉnh: Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được gọi là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

Ở cấp huyện: Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; được gọi là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh tại mỗi cấp được pháp luật quy định những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Cụ thể đã được ghi rõ tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Dưới đây Luật Đại Nam chỉ mang tính chất khái quát lại các nhiệm vụ và quyền hạn chính để quý bạn đọc tiện theo dõi.

Đối với Phòng Đăng ký kinh doanh:

+ Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.

+ Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

+ Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.

+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.

+ Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.

+ Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

+ Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều 16 Nghị điịnh 01/2021/NĐ-CP

Trên đây là bài tư vấn về vấn đề “Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu?” do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thành lập doanh nghiệp quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488