Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định mới nhất năm 2023

by Đàm Như

Việc phân bổ đất nông nghiệp hợp lý sẽ giúp chúng ta thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Vậy đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng là gì? Pháp luật đất đai quy định như thế nào về vấn đề này? Hạn mức đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng là bao nhiêu? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết về đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định mới nhất năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng gồm những loại đất nào?

Căn cứ theo phân loại đất hiện nay có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng. Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định về phân loại đất thì nhóm đất nông nghiệp sẽ gồm các loại đất cụ thể như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Trong đó có thể nói đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm là điển hình và phổ biến nhất.

Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định mới nhất năm 2023

Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng được quy định tại khoản 1, 2 Điều 131 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định mới nhất năm 2023

Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định mới nhất năm 2023

Điều 131. Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng

  1. Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  2. Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;

b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất;

c) Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.

Theo quy định trên thì đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng xuất phát từ các nguồn gốc như sau:

  • Được Nhà nước giao đất, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất;
  • Thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khác;
  • Được nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Hạn mức đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng hiện nay

Pháp luật quy định cụ thể về hạn mức giao đất nông nghiệp tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 và hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp tại Điều 130 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó:

Hạn mức giao đất nông nghiệp

  • Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
    • Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
    • Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
  • Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
  • Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng sản xuất.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
  • Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất nêu trên và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định.

Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.

Hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Việc chuyển quyền đất nông nghiệp không được tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải tuân theo hạn mức được quy định tại Điều 130 Luật Đất đai 2013 và Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Ví dụ:

  • Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

  • Đất trồng cây lâu năm:

Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định pháp luật đất đai hiện hành. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất nhé.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488