Dịch vụ sửa chữa có được giảm thuế GTGT không?

by Mai Linh

Dịch vụ sửa chữa có được giảm thuế GTGT hay không là câu hỏi của rất nhiều bạn đang công tác tại vị trí kế toán. Hôm nay, thông qua bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cùng các bạn phân tích, làm rõ về vấn đề này.

Dịch vụ sửa chữa có được giảm thuế GTGT không?

Dịch vụ sửa chữa có được giảm thuế GTGT không

Dịch vụ sửa chữa là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về dịch vụ sửa chữa được quy định như thế nào. Tuy nhiên, dựa vào thực tế có thể hiểu dịch vụ sửa chữa là một hoặc tổ hợp các hoạt động sau: kiểm tra, phục hồi, làm mới, nâng cấp chức năng…. các loại máy móc thiết bị, vật dụng,…Và khi tiến hành sửa chữa, nếu có các bộ phận nào không còn sử dụng được, thì dịch vụ sửa chữa sẽ tiến hành thay thế linh kiện, phụ tùng…

Các loại dịch vụ sửa chữa thường gặp

Hiện tại, có rất nhiều loại sửa chữa đang được cung cấp trên thị trường, có thể kể đến một số dịch vụ sửa chữa thường gặp như:

  • Sửa chữa máy tính, lap top
  • Sửa chữa xe gắn máy, oto
  • Sửa chữa điện thoại
  • Sửa chữa, tân trang nhà cửa
  • Sửa chữa máy móc, thiết bị công nghiệp

Thuế suất thuế GTGT của dịch vụ sửa chữa ở thời điểm thông thường

Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất thuế GTGT, thì thuế suất của dịch vụ sữa chữa hiện tại là 10% (không tính tại các thời điểm được giảm thuế)

Dịch vụ sửa chữa có được giảm thuế gtgt không?

Căn cứ điểm a, b, c khoản 1 điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo nghị quyết 101/2023/QH15, có quy định:
“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”Và các phụ lục I, II, III (danh sách các hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế) được ban hành kèm theo Nghị định này, thì hoàn toàn không đề cập đến các dịch vụ sửa chữa.

Lưu ý khi xuất hóa đơn giảm thuế đối với dịch vụ sửa chữa

Vì việc sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thường kèm theo việc thay thế phụ tùng, nguyên liệu. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xác định rõ các mặt hàng kèm theo có được giảm thuế hay không? Nếu các hàng hóa, linh kiện kèm theo thuộc đối tượng không được giảm thuế GTGT thì phải tách riêng các loại hàng hóa, dịch vụ thành từng dòng riêng trên hóa đơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam

Lập tờ khai bổ sung thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80

Thuế giá trị gia tăng là gì? – Luật Đại Nam                    

Tờ khai thuế giá trị gia tăng – mẫu số 04/GTGT – Luật Đại Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488