Thuế GTGT bị truy thu hạch toán như thế nào ?

by Lê Hưng

Thuế GTGT bị truy thu là số thuế GTGT mà doanh nghiệp đã khai thiếu, khai sai hoặc không khai trong kỳ tính thuế. Số thuế GTGT bị truy thu sẽ được cơ quan thuế ấn định và doanh nghiệp phải nộp đầy đủ số thuế này cùng với tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp (nếu có).

Thuế GTGT bị truy thu hạch toán như thế nào

Thuế GTGT bị truy thu hạch toán như thế nào

Quy định của Thuế

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại điều 6, khoản 2, điểm 2.36 quy định:
“..Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, những khoản nộp phạt tiền thuế không được tính vào chi phí được trừ. Như vậy những khoản truy thu thuế, được tính vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
 
Kế toán, nhất là kế toán của TP. HCM chắc ai cũng biết Công văn số: 13521/CT-TTHT hướng dẫn hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế, ngày 28/12/2007 của Cục thuế TN HCM . Trong công văn này, Cục thuế TP. HCM đã hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán các khoản tiền truy thu thuế và phạt thuế vào TK 4211.
Nhưng nhiều kế toán lại cho rằng, những khoản truy thu thuế, hay phạt thuế, nên hạch toán vào TK 811, cuối năm khi xác định thuế TNDN thì loại trừ khoản này trước khi tính thuế.

Vậy nên hạch toán vào TK 4211 hay TK 811 những khoản truy thu thuế và phạt thuế ?

Về bản chất, hạch toán vào TK 811, hay 4211 đều làm giảm lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Nếu hạch toán vào TK 4211 là giảm lãi của năm trước. Hạch toán vào TK 811 là giảm lãi của năm nay. Tuy nhiên, hạch toán vào tài khoản nào đều có những hệ lụy đi kèm. Cụ thể :
+ Nếu hạch toán vào TK 4211 : 
– Việc phân chia lợi nhuận sau thuế là thẩm quyền của Chủ sở hữu, không phải thẩm quyền của kế toán, vì thế, muốn hạch toán vào TK 4211 phải có ý kiến của chủ sở hữu. Chủ sở hữu không phải lúc nào cũng phê duyệt được việc này, vì thế nếu kế toán tự hạch toán vào TK này là vi phạm quy chế tài chính của doanh nghiệp, vi phạm quyền tài sản của chủ sở hữu
– Khi kết thúc năm tài chính, báo cáo quyết toán đã lập và đã đựơc thông qua kết quả kinh doanh trong năm. Thưởng phạt liên quan tới kết quả kinh doanh trong kỳ đã được thực hiện trên cơ sở thành tích của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Nếu kế toán hạch toán các khoản truy thu, phạt thuế vào lợi nhuận của năm trước, mà không có sự thông qua tập thể, không minh bạch, có thể đã che dấu đi những sai phạm ( dẫn tới phải truy thu và phạt thuế) của những cá nhân liên quan. 
+ Nếu hạch toán vào TK 811
– Khi xem xét thông qua báo cáo tài chính của năm hiện tại, kế toán và giám đốc điều hành phải giải trình trước chủ sở hữu chi phí khác trong năm (là những khoản truy thu, phạt thuế), từ đó phải giải trình về những sai phạm của từng cá nhân của những năm bị truy thu thuế, phạt thuế.
– Không giấu được những sai phạm của những cá nhân từ những năm trước
– Cuối kỳ phải loại trừ những khoản truy thu, phạt thuế này trước khi tính thuế TNDN
Cách hạch toán vào TK 811 thường được các công ty quy mô lớn, có bộ máy quản lý chuyên nghiệp thực hiện. Với những kế toán ở những công ty nhỏ, không muốn phải hạch toán kết chuyển phực tạp, thường chọn cách hạch toán thằng vào TK 4211

Hướng dẫn hạch toán cụ thể

Khi nhận được quyết định truy thu và phạt, kế toán hạch toán:

– Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211, hoặc TK 811
Có TK 3331
– Thuế TNDN truy thu thêm
Nợ TK 4211, hoặc TK 811
Có TK 3334
– Thuế TNCN truy thu thêm:
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
            Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
            Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
+ Trường hợp do công ty trả
Nợ TK 4211, hoặc TK 811
Có TK 3335
–  Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo TT 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán, thì Công ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Khi nộp tiền truy thu và nộp phạt, kế toán hạch toán :

Nợ TK 3331/ Có TK 111,112
Nợ TK 3334/ Có TK 111,112
Nợ TK 3335/ Có TK 111,112
Nợ TK 421, hoặc TK 811/ Có TK 111, 112
Ví dụ: Sau khi kiểm tra quyết toán, doanh nghiệp bị truy thu số thuế GTGT là 50 tr, thuế TNDN là 10 tr, thuế TNCN là 15 tr. Tiền phạt là 25 tr. Trong đó chi phí bị loại có 12 tr là khấu hao TSCĐ vượt định mức. Giả sử, doanh nghiệp không truy thu được thuế TNCN, và không muốn có chênh lệch tạm thời về khấu hao TSCĐ. Kế toán hạch toán như sau:
 
+ Khi nhận được quyết định truy thu và phạt, kế toán hạch toán:
Nợ TK 4211, hoặc TK 811/ Có TK 3331 : 50 tr
Nợ TK 4211, hoặc TK 811 / Có TK 3334 : 10 tr
Nợ TK 4211, hoặc TK 811/ Có TK 3335 : 15 tr
Nợ TK 214/ Có TK 4211 : 12 tr
 
+ Khi nộp tiền truy thu và nộp phạt, kế toán hạch toán :
Nợ TK 3331/ Có TK 111,112 : 50 tr
Nợ TK 3334/ Có TK 111,112 : 10tr
Nợ TK 3335/ Có TK 111,112 : 15 tr
Nợ TK 421, hoặc TK 811/ Có TK 111, 112: 25 tr
 
Nếu hạch toán vào TK 811, cuối kỳ, khi quyết toán thuế TNDN, bạn đưa vào chỉ tiêu B4: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN số tiền là 112 tr. 
Vậy bạn hãy lựa cho mình cách làm phù hợp nhất, và nhớ là các khoản thuế truy thu phải hạch toán qua TK 333.
Lưu ý: Đối với sổ liệu sổ sách, tờ khai quyết toán thuế, BCTC của các năm bị sai sót truy thu:
– Quyết toán thuế TNDN chỉ khai bổ sung, điều chỉnh khi người nộp thuế tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Trường hợp của đơn vị đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế  thì không được khai bổ sung, điều chỉnh quyết toán thuế.
– Đơn vị không điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.
Để tránh trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp tiền thuế, kế toán cần phải chú ý nộp đúng thời hạn các loại tờ khai và tiền thuế phải nộp. 

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Hướng dẫn làm báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp – Luật Đại Nam

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng BĐS – Luật Đại Nam

Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam – Luật Đại Nam

Hướng dẫn cách xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488