Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

by Hồ Hoa

Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Luật Dân sự 2015;
  • Luật Đầu tư .

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì ?

Tranh chấp thương mại quốc tế là các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ thương mại quốc tế.

Giải quyết tranh chấp thương mại là gì ?

Giải quyết tranh chấp thương mại là khi xảy ra các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về lợi ịch, các bên trong quan hệ thương mại sẽ lựa chọn các phương thức, loại hình thích hợp mà pháp luật quy định để khắc phục, loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột, các tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh, đồng thời đạt được kết quả mà cả hai bên có thể chấp nhận và tự nguyện chấp hành.

Từ định nghĩa trên,  có thể hiểu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là việc các bên tranh chấp sử dụng các thủ tục, hình thức thích hợp để loại bỏ mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến lợi ích kinh tế. Từ đó, làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế phải tuân theo các quy định của pháp luật như sau:

Điều ước quốc tế

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước viên năm 1969, thuật ngữ “điều ước” được dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong duy nhất một văn kiện hay hai hoặc nhiều các văn kiện có quan hệ với nhau, bất kể tên riêng của nó là gì.

Trong trường hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam không phải là thành viên, Điều ước được sử dụng khi pháp luật (Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên hoặc pháp luật quốc gia) cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọn (theo khoản 2 Điều 664 BLDS 2015). Nếu hai bên lựa chọn DWQT thì phải đáp ứng các điều kiện chọn luật.

Với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dĩ nhiên sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 664, khoản 1 Điều 665 BLDS 2015.

Như vậy, có thể hiểu Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, được thỏa thuận và xây dựng nên bởi các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ với nhau, thông qua các quy phạm được gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể mang tính phổ cập hoặc không phổ cập, trong khu vực nhất định hoặc toàn cầu, song phương hoặc đa phương. Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế là Công ước viên năm 1969.

Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế được sử dụng khi pháp luật hai bên cho phép thỏa thuận lựa chọn, và phải đáp ứng được các điều kiện chọn luật, không trái với nguyên tắc cơ bản.

Pháp luật quốc gia 

Được áp dụng khi các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật của một quốc gia, khi pháp luật cho phép thỏa thuận lựa chọn, không thuộc các trường hợp không được phép áp dụng.

Ngoài ra Pháp luật quốc gia cũng được sử dụng khi có dẫn chiếu của quy phạm xung đột.

Xem thêm:Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488