Điều khoản đặt cọc trong hợp đồng

by Vũ Khánh Huyền

Thảo thuận đặc cọc trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thảo thuận giữa các bên theo đó một bên đưa cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý, vật có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định để bảo đảm việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin chia sẻ nội dung về Điều khoản về đặt cọc trong hợp đồng  mời quý bạn đọc tham khảo.

Điều khoản đặt cọc trong hợp đồng

Điều khoản đặt cọc trong hợp đồng

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật thương mại năm 2005

Đặt cọc là gì ?

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu khái niệm:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, đối tượng của hợp đồng đặt cọc là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Mục đích của hợp đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Vì vậy, khi giao kết không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc. Phạt cọc được thực hiện bằng chính tài sản đã đặt cọc khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ; bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì trả lại cọc và “phạt cọc” bằng một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tất nhiên, ngoài quy định mang tính định hướng của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận khác về mức phạt cọc này.

>> Xem thêm: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Để thực hiện đặt cọc, các bên lập hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc bảo đảm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều khoản về đặt cọc trong hợp đồng mua bán

Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt là hợp đồng mua bán nhà hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… chúng ta vẫn thấy xuất hiện thỏa thuận về đặt cọc. Vấn đề đặt cọc trước bao nhiêu so với giá trị lợi ích mà bên mua và bên bán hướng tới phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên khi giao kết hợp đồng mà thôi. Pháp luật nước ta mà cụ thể ở đây là Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại năm 2005 không hề có quy định là phải đặt cọc bao nhiêu. Do đó sẽ có trường hợp hai bên thỏa thuận đặt cọc là 50% giá trị hàng hóa, thỏa thuận đặt cọc 100% giá trị hàng hóa như bạn nói.

Việc đặt cọc ở đây mang ý nghĩa là nhằm đảm bảo cho việc các bên thực hiện đúng hợp đồng. Trong trường hợp mà bạn đề cập tới thì việc giao kết mang một ý nghĩa rất quan trọng nó là biện pháp bảo đảm để bên bán và bên mua chuyển giao hàng hóa cho nhau.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Thỏa thuận đặt cọc 100%

Trong thỏa thuận thứ nhất về đặt cọc 100%:  Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua khi người mua đặt cọc 100% giá trị hàng hóa. Trường hợp này bên bán là bên có lợi. Bởi vì giá trị hàng hóa thường nhỏ hơn giá trị hợp đồng vì thường giá trị hợp đồng còn bao gồm các chi phí khác chẳng hạn như thuế. Do đó khi đặt cọc 100% giá trị hàng hóa thì bên bán sẽ giao hàng cho bên mua. Tức là đã có sự chuyển giao quyền sở hữu giữa hai bên. Vì vậy khi có thiệt hại xảy ra như cháy, nổ, sự kiện bất khả kháng thì bên mua bây giờ đã là chủ sở hữu sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại đó.

Điều 441 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm chịu rủi ro của hàng hóa, cụ thể như sau:

“Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Chính theo quy định đã nêu ở trên trong trường hợp này bên mua sẽ là bên chịu thiệt hơn so với bên bán.

Thoả thuận cọc 50%

 Trong thỏa thuận thứ hai bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua khi bên mua đặt cọc 50% trường hợp này bên có lợi hơn là bên mua vì bên mua mới chỉ đặt cọc 50% giá trị hàng hóa do đó khi có thiệt hại xảy ra như cháy, nổ, sự kiện bất khả kháng thì cả bên bán và bên mua đều phải chịu thiệt hại đó. Tuy nhiên trường hợp xảy ra thiệt hại đó cũng không nhiều. Do vậy xét một cách bao quát, toàn diện thì bên mua vẫn là bên có lợi hơn.

– Đặt cọc trong hợp đồng mua bán để nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên. Bên bán yêu cầu bên mua đặt cọc 50% giá trị hàng hóa, hay 100% giá trị hàng hóa là do sự thỏa thuận của hai bên. Bên bán yêu cầu đặt cọc có thể vì những lí do sau: Bên bán muốn chắc chắn bên mua lấy hàng, không trốn tránh nghĩa vụ thanh toán hàng hóa…

– Trong trường hợp này, việc có lợi hay không không thực sự đặt ra, bởi đã xác lập hợp đồng, tức đều dựa trên sự có lợi của hai bên. Việc yêu cầu tiền đặt cọc chỉ nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các bên.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Điều khoản đặt cọc trong hợp đồng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488