Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang mong muốn bước vào thị trường Việt Nam để phát triển và mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, đến với một thị trường mới như Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn bỡ ngỡ về các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Điều kiện cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức có quốc tịch nước ngoài với mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận tại thị trường Việt Nam sẽ đầu tư thành lập các doanh nghiệp trên danh nghĩa là công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phổ biến:
- Nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vào Việt Nam
- Nhà đầu tư liên doanh, hợp tác với một cá nhân, tổ chức tại Việt Nam
Với hai hình thức này, tùy vào vốn góp thì nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông của công ty đó và có trụ sở tại Việt Nam.
- Thành lập văn phòng đại diện để thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
- Hình thức này các doanh nghiệp đa phần sẽ không hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mà chủ yếu là để khảo sát, thăm dò thị trường.
Điều kiện cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Điều kiện về Quốc tịch nhà thành lập/đầu tư
Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép cá nhân/tổ chức/công ty nước ngoài đăng ký hiện diện thương mại tại Việt Nam khi thương nhân nước ngoài có Quốc tịch là các nước thuộc thành viên của WTO với hình thức:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh với một tổ chức/công ty Việt Nam.
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
- Thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh công ty tại Việt Nam.
Điều kiện về địa điểm triển khai dự án, địa điểm đặt trụ sở công ty
Người nước ngoài sẽ không thể đăng ký công ty với mục tiêu: sản xuất gia công, nếu địa điểm triển khai dự án đặt tại các tòa nhà văn phòng hoặc đặt tại nhà dân sinh có diện tích nhỏ. Công ty chế xuất khi thuê trụ sở công ty, thuê địa điểm triển khai dự án phải nằm ngoài khu công nghiệp.
Do đó nhà đầu tư nước ngoài cần lựa chọn địa điểm triển khai dự án phù hợp với mục tiêu dự định kinh doanh. Đây là điểm quan trọng tạo ra sự khác biệt trong thủ tục thành lập công ty giữa đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài.
Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài phải kê khai thông tin về vốn đầu tư dự án đầu tư, vốn điều lệ công ty vốn nước ngoài tương ứng với năng lực tài chính của mình. Ba vấn đề mà người đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm khi thành lập công ty tại Việt Nam, đó là:
- Quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài phải xuất trình giấy tờ chứng minh năng lực tài chính đối với số vốn dự kiến góp vào dự án. Thông thường, vốn góp sẽ bằng vốn điều lệ công ty, nếu công ty chỉ đăng ký triển khai một dự án đầu tư duy nhất. Giấy tờ chứng minh có thể là xác nhận số dư tài khoản, giấy bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài hoặc một số giấy tờ khác.
- Quy định về tổng vốn đầu tư của dự án được đăng ký tối đa là bao nhiêu so với số vốn góp của nhà đầu tư. Hoặc quy định về số vốn đầu tư, số vốn góp tối thiểu nhà đầu tư phải đăng ký trong dự án.
- Quy định về thời hạn góp đủ số vốn đầu tư.
Điều kiện về kinh nghiệm của nhà đầu tư muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Đây chính là một điểm mới trong thủ tục đăng ký đầu tư. Theo mẫu đề nghị đăng ký đầu tư ban hành kèm theo thông tư 16/2015/TT-BKHĐT thì nội dung văn bản này có thêm nội dung giải trình về kinh nghiệm của nhà đầu tư với các mục tiêu dự định đầu tư. Kinh nghiệm kinh doanh của nhà đầu tư có thể giúp nhà nước Việt Nam phần nào “tin tưởng” vào dự án mà họ sẽ thực hiện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư tham gia vào một lĩnh vực hoàn toàn mới, họ sẽ cần làm gì để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Điều kiện dự án cần đáp ứng khi thực hiện các mục tiêu dự án lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Nội dung đầu tư số 68/2014/QH13 và danh mục lĩnh vực đầu tư nêu rõ chi tiết điều kiện của từng mục tiêu cụ thể trong từng trường hợp kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung này khá dài, chúng tôi sẽ chia sẻ ở bài viết sau. Vui lòng theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin pháp lý hữu ích.
Phương thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi doanh nghiệp FDI được thành theo một trong hai phương thức:
- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã được hình thành trước đó.
Nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: