Thủ tục đăng ký kết hôn là một thủ tục vô cùng quan trọng. Nó nhằm xác lập mối quan hệ vợ chồng hợp pháp theo luật định giữa những cặp đôi yêu nhau là cái đích đến cuối cùng của họ. Vậy pháp luật đã quy định về việc đăng ký kết hôn như thế nào, cần chuẩn bị gì và thủ tục thực hiện ra sao.Vì thế, để nắm bắt chi tiết hơn mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật Đại Nam về Điều kiện kết hôn theo quy định mới nhất 2023
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch.
- Luật Hộ tịch 2014.
Điều kiện đăng ký kết hôn
Theo điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 và Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Để đăng ký kết hôn thì nam và nữ phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm theo quy định của Luật.
Ngoài ra nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Đối tượng không được đăng ký kết hôn
- Kết hôn giả tạo: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
- Tảo hôn: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.
- Cưỡng ép kết hôn: Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
- Lừa dối kết hôn;
- Cản trở kết hôn: Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
Đăng ký kết hôn thế nào cho hợp pháp?
Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch.
- Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Nộp giấy xin đăng ký kết hôn ở đâu?
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên. Ngoài ra Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Do đó nếu đăng ký kết hôn của hai công dân Việt Nam, hoặc đăng ký kết hôn thuộc trường hợp đăng ký ở khu vực biên giới thì người kết hôn nộp đơn đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai cư trú còn trường hợp đăng ký kết hôn biên giới thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Còn việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì người nộp đơn nộp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Vi phạm điều kiện kết hôn bị xử phạt thế nào?
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Điều kiện kết hôn theo quy định mới nhất 2023. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thủ tục xin trích lục kết hôn mới nhất năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao trích lục kết hôn để làm gì?