Điều kiện kết hôn với bộ đội

Điều kiện kết hôn với bộ đội

by Lê Vi

Đăng ký kết hôn là một thủ tục quen thuộc trong đời sống chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là vấn đề kết hôn với bộ đội. Nhiều người vẫn chưa biết khi kết hôn với bộ đội cần phải chuẩn bị những gì và điều kiện như thế nào. Do đó, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Điều kiện kết hôn với bộ đội.

Điều kiện kết hôn với bộ đội

Điều kiện kết hôn với bộ đội

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Điều kiện để kết hôn với bộ đội

Điều kiện chung

Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi đăng ký kết hôn phải đáp ứng một số điều kiện sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  • Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều kiện riêng để kết hôn với bộ đội

Để kết hôn với quân nhân, cần đáp ứng thêm những điều kiện sau:

Người kết hôn với quân nhân sẽ phải thẩm tra lý lịch. Theo quy định của khối ngành quân đội, nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kết hôn:

  • Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
  • Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
  • Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
  • Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
  • Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).

Do đó, nếu đáp ứng đầy đủ về cả điều kiện chung và điều kiện riêng, hai anh chị hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Các trường hợp cấm kết hôn với bộ đội

Trường hợp cấm kết hôn chung

  • Kết hôn giả tạo: Là việc nam, nữ kết hôn trên cơ sở một thỏa thuận hoặc một hợp đồng nào đó nhằm mục đích khác lớn hơn là lý do xây dựng gia đình.
  • Tảo hôn: Đây là việc lấy vợ, lấy chồng khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Cưỡng ép kết hôn: Đây là việc một người dùng hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
  • Lừa dối kết hôn: Đây là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
  • Cản trở kết hôn: Đây là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn.
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ.
  • Kết hôn giữa những người có quan hệ thân thích.

Vậy, nếu hai anh chị đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi kết hôn và không thuộc vào các trường hợp bị cấm thì có thể tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên vì người yêu chị là bộ đội, nên nếu muốn kết hôn thì cần đáp ứng những điều kiện riêng dưới đây.

Trường hợp cấm kết hôn riêng

Ngoài những trường hợp cấm kết hôn nêu trên, khi kết hôn với bộ đội cũng có những trường hợp cấm kết hôn riêng:

  • Thứ nhất, gia đình của bên bạn nữ đã có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hoặc tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
  • Thứ hai, bản thân hoặc người thân là bố mẹ là người đang phải chấp hành án hình sự hoặc có tiền án theo quy định của pháp luật.
  • Thứ ba, gia đình hoặc bản thân là người theo tôn giáo: Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
  • Thứ tư, gia đình hoặc bản thân người kết hôn với bộ đội có gốc là người Hoa (Trung Quốc);
  • Thứ năm, chính bản thân người kết hôn với bộ đội hoặc bố mẹ họ là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên trở lên là bạn đã không đủ điều kiện kết hôn với bộ đội.

Vì đây là lực lượng đặc thù, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Theo quy định nội bộ ngành, người muốn kết hôn bộ đội cần đảm bảo các tiêu chí khi thẩm tra xét lý lịch và thân nhân gia đình trong phạm vi ba đời và đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn với bộ đội

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn với bộ đội.

Đăng ký kết hôn với bộ đội ở đâu?

Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Như vậy, chiến sẽ quân đội khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên vợ hoặc chồng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Điều kiện kết hôn với bộ đội. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488