Điều kiện thành lập công ty con

by Hồ Hoa

Hiện nay, việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua thành lập công ty con đang ngày càng phổ biến bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thành lập diễn ra suôn sẻ và hợp pháp, quý khách hàng cần nắm rõ các điều kiện cần thiết để thành lập công ty con theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bài tư vấn này Luật Đại Nam sẽ trình bày chi tiết về các điều kiện thành lập công ty con, giúp quý khách hàng có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Điều kiện thành lập công ty con

Điều kiện thành lập công ty con

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Định nghĩa chi tiết công ty mẹ, công ty con là gì?

Công ty mẹ và công ty con đều là những cụm từ dùng để chỉ rõ mối quan hệ giữa những công ty có sự liên kết mật thiết với nhau về những yếu tố như là số vốn, quyền quyết định được thực hiện trong công ty.

Căn cứ tại Khoản 1 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020, một công ty được định nghĩa là công ty mẹ của một công ty khác chỉ khi nào thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Công ty mẹ phải sở hữu trên 50% số vốn điều lệ của công ty (đối với trường hợp là các công ty TNHH) hoặc là công ty mẹ sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông công ty (đối với trường hợp là những công ty cổ phần);
  • Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm những chức danh trong một công ty, chẳng hạn như: Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc;
  • Công ty mẹ có quyền quyết định thực hiện việc sửa đổi hay bổ sung điều lệ trong công ty.

Còn căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020, đã chỉ rõ định nghĩa chi tiết công ty con là gì:

  • Công ty con là công ty không được phép đầu tư mua cổ phần hay góp vốn vào công ty mẹ;
  • Những công ty con trong cùng một công ty mẹ không được phép cùng góp số vốn hay mua cổ phần nhằm mục đích sở hữu chéo lẫn nhau;
  • Những công ty con mà có cùng công ty mẹ (điều kiện là công ty mẹ phải sở hữu ít nhất là 65% số vốn nhà nước) thì không được đồng thời cùng nhau góp vốn hay mua cổ phần của một doanh nghiệp khác hay tự ý thành lập công ty mới.

Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng, những công ty con là những công ty được một công ty khác hay còn gọi là công ty mẹ thực hiện góp vốn trên mức 50% số vốn điều lệ công ty.

Kết luận: Một công ty mẹ thì có thể có rất nhiều công ty con khác nhau, thế nhưng mỗi một công ty con thì chỉ được phép có duy nhất một công ty mẹ.

Hồ sơ để thành lập công ty con

  • Trên thực tế, việc công ty mẹ thành lập các công ty con cũng tương tự như là thành lập doanh nghiệp, công ty, chỉ có một điểm khác biệt đó là có một cổ đông góp trên 50% số vốn vào công ty con.
  • Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty con sẽ được căn cứ theo như các quy định tại bộ Luật doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/2021 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh.
  • Chi tiết của hồ sơ về việc thành lập công ty con sẽ được bao gồm như sau:

    1. Điều lệ công ty;
    2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
    3. Danh sách cổ đông (công ty con là công ty cổ phần);
    4. Danh sách thành viên (công ty con là công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
    5. Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung quyết định về việc cử người góp vốn, quản lý công ty con của: 
    • Chủ sở hữu (nếu thành lập công ty con của công ty TNHH 1 thành viên);
    • Chủ tịch hội đồng thành viên (nếu thành lập công ty con của công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
    • Hội đồng quản trị (nếu thành lập công ty con của công ty cổ phần).
    1. Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ (chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải người đại diện pháp luật của công ty trực tiếp đi nộp).

    Bên cạnh đó khi nộp hồ sơ để thành lập công ty con, bạn cũng cần đính kèm theo bản sao công chứng hợp pháp của:

    Giấy phép kinh doanh công ty mẹ (1 bản);

    • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu của những thành viên có trong công ty;
    • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu của người được công ty mẹ cử đi góp số vốn và người chịu trách nhiệm quản lý công ty con (1 bản).

    Một số điều doanh nghiệp cần lưu ý:

    • Người được công ty mẹ cử đi đại diện góp số vốn vào một công ty con không cần thiết phải là thành viên chịu trách nhiệm  nắm giữ vốn của công ty mẹ.
    • Thời hạn để công chứng những loại giấy tờ chứng thực nêu trên không được phép quá 3 tháng so với thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty con.

    Quy trình để thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và thành lập công ty con

    Các đơn vị, doanh nghiệp sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để thành lập công ty con, thì sẽ lựa chọn một trong những phương thức sau để nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư:

    Doanh nghiệp có thể thực hiện nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi mà công ty con đặt trụ sở chính.

    Xem thêm: Nghĩa vụ chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

    Dịch vụ tư vấn pháp luật về tư vấn doanh nghiệp của Luật Đại Nam

    • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
    • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
    • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
    • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
    • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
    • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

    Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện thành lập công ty con”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

    Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

    – Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

    – Hotline: 02462.544.167

    – Email: luatdainamls@gmail.com

    XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488