Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Nhưng trong hôn nhân không thiếu những cặp đôi yêu nhau giữa đời thứ 3 và đời thứ 4 mà không biết hoặc có thể không biết rõ quy định của pháp luật như thế nào. Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đời thứ 3 kết hôn với đời thứ 4 có được không?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Kết hôn là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Thế nào được coi là đời thứ 3 kết hôn với đời thứ 4?
Nam nữ kết hôn thuộc trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra gồm:
- Cha mẹ là đời thứ nhất;
- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
- Anh chị em con chú, con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.
Theo đó những người bị cấm kết hôn cụ thể là:
- Giữa cha mẹ với con;
- Giữa ông bà với cháu nội, ngoại;
- Giữa anh chị em cùng ruột với nhau;
- Giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau;
- Giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột với cháu gái, cô ruột, dì ruột với cháu trai;
- Giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì với nhau.
Đời thứ 3 kết hôn với đời thứ 4 có được không?
Tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng cấm hành vi sau:
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trong luật hôn nhân và gia đình chỉ đề cập đến trường hợp cấm kết hôn đối với trường vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Do đó, việc đời thứ 3 kết hôn với đời thứ 4 thì không thuộc trường hợp pháp luật cấm nên vẫn được kết hôn theo quy định của pháp luật.
- Việc kết hôn giữa đời thứ 3 với đời thứ 4 không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của đứa con sinh ra, đến văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam.
- Việc quy định này hoàn toàn phù hợp với khoa học, thuần phong mỹ tục nước ta.
- Nếu bạn và người kết hôn với bạn là đời thứ 3 và đời thứ 4 sẽ không bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật.
Điều kiện đăng ký kết hôn
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, một mối quan hệ vợ chồng được chấp nhận khi cả hai đã đăng ký kết hôn, và là khoảng thời gian mà từ khi cả 2 đăng ký kết hôn cho tới khi chấm dứt thời gian hôn nhân bằng cách ly hôn hợp pháp.
Và khi đăng ký kết hôn cả 2 bạn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Hai bên tự nguyện quyết định đăng ký kết hôn;
- Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không nằm trong các trường hợp sau: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn; Cưỡng ép kết hôn; Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác; Kết hôn trong phạm vi 3 đời…
- Đăng ký kết hôn phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không thì không có giá trị pháp lý.
Thủ tục đăng ký kết hôn
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ
Nếu cả hai đăng ký kết hôn trong nước
Các giấy tờ cả 2 cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu;
- Thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp;
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
Lưu ý: Tất cả phải còn hiệu lực và còn hạn sử dụng
Nếu cả hai đăng ký kết hôn ở nước ngoài
Các giấy tờ cả 2 cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;
- Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận);
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan thẩm quyền
Theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014: Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ, cả 2 đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Theo Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014: Các trường hợp sau được đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện nơi 1 trong 2 người đang ở:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch: Trường hợp cả 2 đều là người nước ngoài thì đến UBND cấp huyện của 1 trong 2 người đang cư trú để đăng ký kết hôn.
Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn
Theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014: Cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Cả 2 bên sẽ ký tên vào Sổ hộ tịch, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Cuối cùng cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
Bước 4: Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn
Theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Giấy chứng nhận kết hôn được cấp sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn. Nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên thì thời hạn cấp giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Theo Điều 32 Nghị định 123: Trong trường hợp liên quan đến yếu tố nước ngoài thì trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Lưu ý: Trong khoản thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng kí, nếu cả hai không đến lấy giấy chứng nhận thì giấy sẽ bị hủy bỏ.
Bước 5: Lệ phí đăng ký kết hôn
Theo Điều 11 Luật Hộ tịch: Nếu là công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.
Theo Điều 3 Thông tư 85/2019: Các trường hợp còn lại thì sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đời thứ 3 kết hôn với đời thứ 4 có được không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thủ tục xin trích lục kết hôn mới nhất năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao trích lục kết hôn để làm gì?