Đối với chế độ thai sản, muốn được hưởng chế độ này cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Hiện nay có nhiều trường hợp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội rất ngắn trước khi nghỉ thai sản. Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin: Đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng có được hưởng thai sản không?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Quyết định 222/QĐ-BHXH.
Đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng có được hưởng thai sản?
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chế độ thai sản đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng được quy định như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
…
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi chưa đóng đủ 6 tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định
Lao động nam đang trong thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam.
Chế độ thai sản khi chưa đóng đủ 6 tháng
Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng nếu không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì không được hưởng chế độ thai sản, kể cả chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Ngược lại, đối với lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng
- Nhận tiền thai sản tương ứng với thời gian nghỉ thai sản
- Được nhận trợ cấp 1 lần khi sinh con, đối với mỗi con tương ứng với 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy, người lao động còn được hưởng thêm: 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng.
- Trong thời gian 30 ngày đầu kể từ khi trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 đến 10 ngày.
Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản như sau:
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tùy thuộc vào số con được sinh ra trong 1 lần sinh và hình thức sinh (sinh thường hay sinh mổ)
- Nhận tiền thai sản tương ứng với số ngày nghỉ
Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được giải quyết chế độ thai sản, lao động nữ trong trường hợp này cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo các thủ tục sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
* Trường hợp đang đóng BHXH
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
+ Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai, có thêm một trong các giấy tờ sau:
- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
– Đối với đơn vị sử dụng: Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (01B-HSB).
* Trường hợp người lao động sinh con trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH do đã thôi việc trước thời điểm sinh con
– Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc Bản sao Giấy chứng sinh của con.
– Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
+ Trường hợp hồ sơ nêu trên không thể hiện việc nghỉ dưỡng thai thì có Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng có được hưởng thai sản không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè
- Thời gian nghỉ thai sản công ty có phải trả lương không?
- Vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày?