Không phải mọi dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy các dự án nào sẽ không phải xin giấy chứng nhận đầu tư? Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Dự án nào không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư? qua bài viết sau
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Dự án nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
Thứ nhất, Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
Thứ hai, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Dự án nào không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Nhưng không phải hoạt động đầu tư kinh doanh nào cũng cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các trường hợp đó được quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật đầu tư năm 2020 cụ thể như sau:
Thứ nhất, Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
Thứ hai, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Thứ ba, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về đầu tư có 03 trường hợp không cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư trước khi tiến hành hoạt động đầu tư. Ngoài những trường hợp nêu trên, mọi trường hợp khác như dự án đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài; Dự án có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi tiến hành hoạt động đầu tư đều phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xử phạt khi vi phạm hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư
Theo quy định tại điều 17 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, trong trường hợp vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thì sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.
Thứ hai, Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
- Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
Thứ ba, Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.
- Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hành vi không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Buộc thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với hành vi không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Dự án nào không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư? Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: