Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

by Nguyễn Thị Giang

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ gắn liền với quyền sử dụng đất cảu cá nhân, chỉ là quyền sử dụng vì đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân theo Hiến pháp 2013. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được biết đến rộng rãi và phổ biến hơn với tên gọi sổ đỏ hoặc là sổ hồng.Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự thay đổi theo thời gian cụ thể theo Luật đất đai năm 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Đến Luật đất đai 2013 đã bổ sung về khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 16 Điều 3 như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

  • UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đã được cấp giấy chứng nhận mà người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

  • Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
  • Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
  • Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
  • Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Lưu ý: Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ bảo đảm đầy đủ các nội dung sau:

  • Có đủ thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục theo quy định.
  • Nội dung kê khai trong các giấy tờ (đối với các giấy tờ phải kê khai) phải đầy đủ theo quy định.
  • Nội dung kê khai giữa các giấy tờ phải bảo đảm thống nhất.

Kết luận:

  • Mặc dù Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thời gian thực hiện thủ tục hành chính tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP nhưng vẫn kế thừa quy định về thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu không quá 30 ngày, trừ các xã vùng sâu, vùng xa… kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hay nói cách khác, thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu từ ngày 01/7/2014 đến nay không thay đổi.
  • Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận người nộp sẽ nhận được phiếu tiếp nhận và trả kết quả, trong đó có ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488