Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

by Hủng Phong

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế là nghiệp vụ kế toán quan trọng trong doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa là đảm bảo hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn về Cách Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế.

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế 2019
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 102/2021/NĐ-CP

Cách tính tiền chậm nộp thuế

– Thời hạn nộp tiền thuế:

Theo Khoản 1, Điều 55 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.”

Nếu quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp bị coi là nộp thuế chậm và phải tính toán cũng như hạch toán tiền chậm nộp thuế.

– Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thuế:

Theo Khoản 2, Điều 59 của Luật này quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:

+ Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, cụ thể công thức được minh họa trong bảng sau đây:

Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế Số tiền thuế nộp chậm x 0.03% x Số ngày chậm nộp thuế

+ Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

>>>Xem thêm: Công trình xây dựng có được giảm thuế GTGT không?

Nguyên nhân dẫn đến chậm nộp thuế

Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật: Theo Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019, các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:

– Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

>>>Xem thêm: Quy định về thuế VAT dịch vụ ăn uống

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

Nguyên tắc hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế: 

– Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào Tài khoản 811.

– Phân biệt cách hạch toán tiền thuế bị truy và tiền chậm nộp thuế: Đây là 2 khoản tiền có cách hạch toán kế toán hoàn toàn khác nhau và kế toán cần phân biệt hết sức rõ ràng như sau:

+ Khoản tiền thuế bị truy thu kế toán phải xem xét đến tính trọng yếu để quyết định có điều chỉnh hồi tố Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 29 (VAS 29- Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót) của năm bị truy thu thuế hay không? Nếu trọng yếu, kế toán phải thực hiện điều chỉnh hồi tố lại BCTC của năm bị truy thu thuế theo VAS 29. Nếu không trọng yếu, thực hiện điều chỉnh phi hồi tố vào năm hiện hành.

+ Khoản tiền chậm nộp thuế, kế toán hạch toán vào chi phí khác của năm nhận quyết định xử phạt, không xem xét đến tính trọng yếu như tiền thuế bị truy thu. 

Ví dụ về nguyên tắc hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc hạch toán tiền chậm nộp thuế, kế toán có thể xem xét trong ví dụ sau đây:

Ví dụ: Ngày 11/04/2023, Công ty TNHH ABC nhận được quyết định xử phạt qua kiểm tra thuế tại đơn vị cho năm 2020 với số tiền truy thu thuế TNDN là: 500.000.000 đồng, tiền phạt chậm nộp là: 111.300.000 đồng. Kế toán của ABC xem xét tính trọng yếu và quyết định số tiền truy thu thuế TNDN của năm 2020 là trọng yếu nên Công ty ABC đã điều chỉnh hồi tố lại BCTC của năm 2020 theo đúng VAS 29, tương ứng với số tiền truy thu thuế là: 500.000.000 đồng. 

Khoản tiền phạt chậm nộp là: 111.300.000 đồng tương ứng với số tiền thuế bị truy thu 500.000.000 đồng, kế toán của ABC hạch toán vào năm 2023 (năm nhận quyết định xử phạt) trên tài khoản 811, không hạch toán khoản tiền phạt này vào năm 2020 (năm bị xử phạt truy thu thuế). 

Như vậy: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế 111.300.000 đồng phát sinh do chậm nộp thuế TNDN của năm 2020, kế toán của Công ty ABC không cần xem xét đến tính trọng yếu mà hạch toán vào năm 2023 (năm nhận quyết định xử phạt vi phạm về thuế của năm 2020). 

>>Xem thêm: Quy định xử phạt vi phạm hành chính thuế

Hướng dẫn hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

– Khi DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có TK  3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.

Lưu ý: Như đã trình bày ở mục nguyên tắc hạch toán nêu trên, Kế toán vẫn cần nắm rõ nguyên tắc hạch toán và phân biệt giữa số tiền thuế bị truy thu và tiền phạt chậm nộp trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Với tiền thuế bị truy thu, kế toán cần xem xét đến điều chỉnh hồi tố BCTC hay không.

– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK  3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

– Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế:

Nợ TK 911

Có TK 811

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

  • Tư vấn kế toán thuế
  • Dịch vụ báo cáo thuế
  • Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán
  • Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài

Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488