Hồ sơ giải thể của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

by Lê Quỳnh

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng đại diện của doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, sẽ không có chức năng kinh doanh hay sản xuất. Văn phòng đại diện sẽ chỉ đơn thuần có chức năng là hoạt động như nghiên cứu, tiếp cận mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tiếp xúc khách hàng… Tuy vậy, khi xuất hiện một số lý do không thể giải quyết dẫn đến những hoạt động của văn phòng đại diện không còn hiệu quả thì công ty mẹ sẽ tiến hành giải thể văn phòng đại diện. Mời quý độc giả theo dõi bài viết hồ sơ giải thể của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Giải thể là gì?

Giải thể được hiểu là việc chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức bất kỳ khi tổ chức này không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó người đứng đầu sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân hoặc chấm dứt hoạt động liên quand dến các quyền và nghĩa vụ liên quan của tổ chức với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải thể văn phòng đại diện là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về khái niệm của giải thể văn phòng đại diện.

Tuy nhiên, dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành và dựa theo góc độ pháp lý ta có thể hiểu đơn giản rằng: Giải thể văn phòng đại diện chính là cách gọi khác của thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.

Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện là thủ tục sẽ được thực hiện khi văn phòng đó hoạt động không còn hiệu quả hoặc rơi vào các trường hợp được pháp luật quy định.

hồ sơ giải thể của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

hồ sơ giải thể của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

Những trường hợp giải thể văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện sẽ chấm dứt hoạt động trong hai trường hợp sau:

– Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo quyết định của chính doanh nghiệp

– Chấm dứt theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ giải thể của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất

Trong trường hợp văn phòng đại diện hoạt động không còn hiệu quả như trước hoặc doanh nghiệp có một số lý do khác dẫn đến việc không cần thiết của văn phòng đại diện thì doanh nghiệp thường sẽ đưa ra quyết định giải thể văn phòng đại diện để giảm thiểu chi phí. Để thực hiện thủ tục giải thể, quý độc giả cần chuẩn bị hồ sơ gửi Phòng Đăng ký kinh doanh để giải thể văn phòng đại diện gồm những giấy tờ sau đây:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện quy định tại phụ lục II-20 Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

– Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của văn phòng đại diện và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện.

– Con dấu của văn phòng đại diện (nếu có).

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bản sao (nếu có)

– Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể văn phòng đại diện (nếu có).

Ngoài ra, trước khi thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện thì doanh nghiệp, văn phòng đại diện buộc phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Do đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị hồ sơ để gửi Cơ quan thuế gồm:

– Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế – Mẫu số 24/ĐK-TCT thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mới nhất năm 2021 theo Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế.

– Quyết định giải thể văn phòng đại diện

– Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể văn phòng đại diện.

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (bản sao).

– Giấy đăng ký mã số thuế bản chính (nếu có).

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề hồ sơ giải thể của văn phòng đại diện theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488