Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Trong thời buổi kinh tế hội nhập ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển không dừng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là một ví dụ điển hình. Thành lập chi nhánh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định pháp luật là điều không dễ dàng.Để trả lời được vấn đề Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020

Điều kiện để công ty nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Mặc dù luật pháp Việt Nam luôn chào đón, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài sang Việt Nam thành lập chi nhánh. Tuy nhiên, để thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi các công ty đảm bảo những điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài phải hoạt động ít nhất 5 năm kể từ lúc được thành lập, đăng ký.
  • Trường hợp giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương từ thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động phải ít nhất là 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
  • Nội dung hoạt động công ty chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường Việt Nam trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với ngành nghề kinh doanh thương nhân nước ngoài.
  • Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Hồ sơ thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (mẫu I-2, QĐ 1088)

  • Quyết định và biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty
  • Bản sao giấy phép đầu tư và các giấy phép điều chỉnh (nếu có).
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm).
  • Bản phụ lục sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
  • Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc CMND của người đứng đầu chi nhánh.

Đối với địa điểm kinh doanh các ngành, nghề phải có bản sao chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó đã công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp

  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư).
  • Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường (nếu vốn đầu tư thực hiện dự án trên 300 tỉ VNĐ).

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

  • Bước 1: Thủ tục xin giấy phép thành lập chi nhánh cho người nước ngoài tại Việt Nam được nộp qua mạng hoặc trực tuyến đến cơ quan cấp giấy phép.
  • Bước 2: Trong thời gian từ 5 đến 7 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ chủ doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận công bố con dấu (nếu có nhu cầu).

Lưu ý: Trường hợp các loại giấy tờ, tài liệu nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt, được các cơ quan, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện hợp thức hóa lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp, nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác hoàn tất thủ tục khi nộp hồ sơ phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.

Quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu của công ty chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Người đứng đầu chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại quy định như sau:

  • Chi nhánh không thực hiện chứng năng đại diện cho thương nhân khác, không được thuê lại trụ sở chi nhánh.
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm vụ như: người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, người đứng đầu văn phòng đại diện và chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam.

Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với chi nhánh

Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.

Người đứng đầu chi nhánh phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và chi nhánh theo đúng pháp luật Việt Nam trong trường hợp thực hiện các hoạt động phạm vi được ủy quyền.

15 ngày trước khi chi nhánh chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài phải có thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quy định của pháp luật.

Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của chi nhánh thì thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến các quy định của pháp luật.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488