Hợp đồng kỳ hạn

by Nam Trần

Hợp đồng kỳ hạn là gì ? Trong bài viết này, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong thị trường tài chính.

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn

Các yếu tố cấu thành một hợp đồng kỳ hạn.

– Các tài sản cơ sở để mua bán:

+ Tài sản có thực: Lúa mỳ, gạo, dầu, cao su, cà phê,…

+ Tài sản tài chính: Trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ,….

– Các bên tham gia trong hợp đồng:

+ Người mua – Long position: là bên đồng ý mua tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay.

+ Người bán – Short position: là bên đồng ý bán tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thoả thuận hôm nay.

– Thời điểm xác định trong tương lai: là thời điểm thanh toán hợp đồng, nghĩa là thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày thanh toán, gọi chung là kỳ hạn của hợp đồng.

– Giá kỳ hạn hay giá xác định thanh toán: Là mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở nhưng lại được xác định ở hiện tại, thường được xác định dựa trên cơ sở giá giao ngay và lãi suất của thị trường.

Ví dụ: vào ngày 7/5/2020 ông A ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ông B, mua 10 tấn gạo với mức giá ấn định là 12,000 VND/kg.

– Người mua là ông A và người bán là ông B.

– Ngày đáo hạn là ngày 7/8/2020.

– Giá kỳ hạn là 12,000 VND/kg.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn.

– Vào ngày ký kết hợp đồng, 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản cơ sở mà hoạt động này sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn.

– Đến ngày đáo hạn, các bên phải bắt buộc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Được thỏa thuận và ký kết bởi 2 bên, không qua trung gian và không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

– Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào mà không cần phải được chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị… như hợp đồng tương lai.

– Không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung như hợp đồng tương lai và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.

– Người tham gia có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.

– Không thực hiện ký quỹ

– Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp dẫn đến rủi ro cao hơn.

Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn.

* Ý nghĩa

Ý nghĩa cơ bản nhất chính là phòng ngừa rủi ro trước sự biến động thất thường của giá cả hàng hóa, tài sản tài chính hay lãi suất. Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn để cố định một khoản chi phí, thông thường là chi phí nguyên vật liệu để phòng ngừa rủi ro leo thang của giá cả.

Đối với các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia hay các nhà đầu tư tài chính, công ty xuất nhập khẩu, những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái thì hợp đồng kỳ hạn chính là công cụ tốt để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Đại Nam cung cấp đến bạn đọc về nội dung về Hợp đồng kỳ hạn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng dịch vụ

Tổng hợp các thông tin về hợp đồng ngoại thương

Mẫu hợp đồng đại lý phổ biến hiện nay

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488