Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không

by Vũ Khánh Huyền

Công việc thời vụ dù ngắn hạn nhưng lại thu hút rất nhiều lao động do không đòi hỏi trình độ cao mà lại linh hoạt về thời gian. Tuy nhiên, ký trước khi đặt bút ký hợp đồng thời vụ, cả người lao động và người sử dụng lao động vẫn thắc mắc là Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật Đại Nam để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không

Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không

Căn cứ pháp lý

 – Bộ luật Lao động năm 2012;

– Bộ luật Lao động năm 2019;

– Luật Việc làm năm 2013;

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Luật Bảo hiểm y tế năm 2014;

– Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Hợp đồng thời vụ là gì?

Hợp đồng lao động dạng mùa vụ (theo mùa) còn gọi là hợp đồng thời vụ là dạng hợp đồng lao động ngắn hạn mà người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bắt buộc theo quy định của luật lao động, BHXH.

Hợp đồng lao động thời vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa người sử dụng lao động và người lao động:
+ Công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên, hoặc;

+ Công việc có thể hoàn thành trong thời hạn 12 tháng;

+ Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Hợp đồng thời vụ được ký kết như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hình thức của hợp đồng lao động được thực hiện như sau:

– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản;

– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản;

– Hai bên chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Như vậy, hình thức hợp đồng luôn được thể hiện dưới dạng văn bản. Do đo, hợp đồng lao động làm việc xác định thời hạn dưới 12 tháng (Hợp đồng thời vụ trước đây) bắt buộc phải ký kết bằng văn bản và mỗi bên người sử dụng lao động, người lao động giữ một bản để làm căn cứ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động thuê người lao động làm việc cho mình theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 01 tháng thì các bên có thể thoả thuận bằng miệng.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Như đã phân tích tại mục 1 của bài viết này thì trong quan hệ lao động hiện nay không còn ký kết Hợp đồng thời vụ mà chỉ có Hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 36 tháng. Trước câu hỏi “Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?”, theo Luật Dương Gia, chúng ta có thể hiểu câu hỏi như sau: Những người lao động ký kết Hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ một vài tháng thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì những đối tượng sau khi tham gia vào quan hệ lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động ký kết Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, người lao động làm việc theo Hợp đồng mùa vụ hay trong thời điểm hiện tại là làm việc theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ một vài tháng nhưng từ đủ 01 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động tham gia bao gồm các khoản bảo hiểm về hưu trí, ốm đau- thai sản và tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp. Theo đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động sẽ đóng 17,5% còn người lao động chỉ phải đóng 8%.

>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu ?

 Hợp đồng mùa vụ có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì những đối tượng sau khi tham gia vào quan hệ lao động sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

– Người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Hay có thể hiểu, đối với người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là 2%/ tháng. Trong đó người sử dụng lao động phải đóng 1% và người lao động cũng phải đóng 1%.

Hợp đồng thời vụ có được tham gia bảo hiểm y tế theo công ty hay không?

Căn cứ theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì người lao động thuộc một trong các đối tượng sau sẽ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế khi làm việc:

– Người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

– Người đảm nhiệm chức danh quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cũng như bảo hiểm thất nghiệp đã nêu tại mục 3 của bài viết này thì người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động sẽ phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế cho người lao động là 3%/ tháng còn người lao động chỉ phải đóng 1,5% số tiền lương của mình/ tháng.

Tóm lại, người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng thời vụ vẫn được hưởng các chế độ, quyền lợi không khác biệt so với người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động xác định thời hạn và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên, pháp luật gộp Hợp đồng thời vụ và Hợp đồng lao động xác định thời hạn thành một loại Hợp đồng lao động xác định thời hạn cũng là điều hợp lý vì không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và cả người sử dụng lao động.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488