Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

by Hồ Hoa

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng được quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng  tài sản…

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Vi phạm hợp đồng là gì?

Hiện trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam vi phạm hợp đồng không được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất. Có thể hiểu vi phạm hợp đồng là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. 

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

Đối với hành vi vi phạm hợp đồng dân sự, theo quy định của pháp luật, sẽ có 2 hình thức chịu trách nhiệm pháp lý là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. 

Cụ thể:

Phạt vi phạm hợp đồng

Khoản 1, Điều 418, Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm như sau: Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó, bên vi phạm sẽ có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 

Có thể thấy rằng, trong hợp đồng dân sự, phạt vi phạm sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Mức phạt cũng do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định. 

Bên cạnh đó, Khoản 3, Điều 418, Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc phạt vi phạm đi làm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa bị phạt vừa bồi thường thiệt hại thì các bên phải thực hiện theo thỏa thuận này.
  • Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không đề cập đến việc vừa bị phạt, vừa phải bồi thường thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm. 

Tóm lại, phạt vi phạm hợp đồng dân sự hoàn toàn dựa vào thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định. 

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự

Ngoài việc phạt vi phạm hợp đồng, nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng thì bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình. 

Cụ thể, Điều 419, Luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: 

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại Khoản 2 của Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này. 
  • Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường với những lợi ích mà mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Ngoài ra, còn có thể yêu cầu chi trả chi phí phát sinh do bên kia không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. 
  • Theo yêu cầu của người có quyền thì tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường tổn hại về tinh thần cho người có quyền. Mức độ bồi thường tùy thuộc vào nội dung vụ việc và sẽ do tòa án quyết định. 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 419 và Điều 13, Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015, khi phát sinh vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường toàn bộ, trừ 3 trường hợp dưới đây:

  • Do các bên tự thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  • Thiệt hại gây ra không phải lỗi của bên gây thiệt hại mà do lỗi của bên bị thiệt hại
  • Thiệt hại xảy ra do có sự kiện bất khả kháng

Có thể thấy, nếu như phạt vi phạm chỉ áp dụng nếu các bên có thỏa thuận từ trước, thì việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự vẫn phải được thực hiện khi có thiệt hại xảy ra, cho dù các bên có thỏa thuận hay không. Thiệt hại thường bao gồm: thiệt hại về vật chất (dựa trên các tổn thất thực tế) và thiệt hại về tinh thần (căn cứ vào nội dung vụ việc).

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488