Kết hôn giả tạo là gì?

Kết hôn giả tạo là gì?

by Lê Vi

Mục đích của kêt hôn nói chung đều nhằm xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc; gia đình ấm no đầy đủ. Tuy nhiên; lại có những trường hợp kết hôn lại không nhằm mục đíc xây dựng gia đình; mà với mục đích khác như trốn tránh một nghĩa vụ nào đó; mong muốn có quốc tịch;…. Hãy cùng với Luật Đại Nam tìm hiểu về Kết hôn giả tạo là gì? qua bài viết dưới đây.

Kết hôn giả tạo là gì?

Kết hôn giả tạo là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Kết hôn giả tạo là gì?

Kết hôn giả là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu. Thông thường, một “cặp vợ chồng” có thể kết hôn vì những lý do:

  • Có thể tự do nhập cảnh
  • Có quốc tịch
  • Có nơi ở
  • Có nhân khẩu hay hộ khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho người thân…

Và khi đạt được mục đích, họ có thể chung sống hoặc không chung sống, thậm chí là ly hôn nếu muốn. Điều này gây mất trật tự xã hội và chính sách nhà nước.

Tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình“.

Những trường hợp cấm kết hôn

Để đảm bảo trật tự xã hội và quản lý chung; pháp luật có quy định cụ thể các trường hợp bị cấm kết hôn; cụ thể tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

Ngoài ra còn có các trường hợp kết hôn khác:

  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ
  • Yêu sách của cải trong kết hôn
  • Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi

Như vậy; có thể thấy kết hôn giả tạo cũng được xếp vào trường hợp cấm kết hôn. Việc thực hiên hành vi kết hôn gia tạo dẫn đến việc trái lại với những quy định của pháp luật; gây mất đi trật tự chung của xã hội.

Khi thực hiện hành vi này chỉ nhằm đạt được mục đích sau đó không có mong muốn duy trì cuộc sống hôn nhân; điều này sẽ làm mất đi ý nghĩa của hôn nhân; và mục đích của việc kết hôn mà xã hội và pháp luật muốn hướng đến.

Chế tài xử lí vi phạm kết hôn giả tạo theo pháp luật hiện nay

Theo quy định tại điểm đ và d Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
  • Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản; vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Như vậy; với hành vi kết hôn giả tạo thì mực phạt cao nhất có thể lên đến 20 triệu đồng. Mục đích hướng đến của hành vi này có thể là xin được quốc tịch; nhập tịch; trốn tránh nghĩa vụ như trốn nợ; chính sách của pháp luật;…

Nguyên nhân dẫn đến kết hôn giả

 Đồng tính luyến ái

Một lý do phổ biến cho các cuộc hôn nhân giả là để che giấu vấn đề đồng tính luyến ái của một bên trong trường hợp việc công khai đồng tính sẽ nhận được một sự trừng phạt hoặc có khả năng gây phương hại hoặc khi công khai sẽ bị kỳ thị gia đình và xã hội. Cuộc hôn nhân như vậy có thể có một quan hệ tình dục khác giới và một đối tác đồng tính, hoặc hai đối tác đồng tính như trường hợp đồng tính nữ và đồng tính nam kết hôn với nhau.

Tình trạng phạm pháp

Việc kết hôn giả theo quy định của nhiều nước là vi phạm pháp luật, vi phạm các nguyên tắc về hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc. Đặc biệt là việc kết hôn giả đã trở thành một nghề để kinh doanh trục lợi thông qua hoạt động môi giới.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Kết hôn giả tạo là gì?  Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488