Làm sao để xin giấy phép ATTP quán lẩu cua đồng ?

by Hồ Hoa

Làm sao để xin giấy phép ATTP quán lẩu cua đồng ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Làm sao để xin giấy phép ATTP quán lẩu cua đồng ?

Làm sao để xin giấy phép ATTP quán lẩu cua đồng ?

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Mức xử phạt đối với cơ sở không có Giấy phép an toàn thực phẩm

Hiện nay có quá cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được mở ra, trong số đó sẽ có những cơ sở không đảm bảo chất lượng; những nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có giấy phép sản xuất hoặc không xuất trình được những giấy tờ nhập khẩu nguyên liệu; hoặc có những cơ sở mở ra nhưng không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế cơ quan nhà nước đã đưa ra những quy định xử phạt đối với những trường hợp trên.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cơ sở vi phạm; phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, cụ thể như sau:

− Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

− Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

− Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

− Sử dụng thực phẩm quá thời hạn cho phép khi kinh doanh.

− Mức phạt tối đa phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng của doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng.

Những chi phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Chi phí thẩm định

Chi phí để đăng ký làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của quy trình. Dưới đây là các chi phí cần phải bàn đến khi bắt đầu triển khai kế hoạch xin giấy chứng nhận, bao gồm chi phí bắt buộc và chi phí phát sinh:

  • 1.000.000 đồng /lần/cơ sở đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm
  • 700.000 đồng /lần/cơ sở đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn
  • 1000.000 đồng lần/cơ sở đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ trên 200 suất ăn
  • 3.000.000 đồng /lần/cơ sở đối với cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • 22.500.000 đồng lần/Cơ sở đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)

Chi phí khắc phục tồn đọng cơ sở

Để đăng ký làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước.

Trường hợp nếu cơ quan chức năng gửi biên bản yêu cầu khắc phục tồn đọng cơ sở, tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể tốn ít hay nhiều chi phí để sửa chữa.

Chi phí kiểm nghiệm

Đối với các cơ sở sản xuất còn bắt buộc phải có giấy kiểm nghiệm chứng minh nguồn nước sản xuất đáp ứng QCVN. Chi phí kiểm nghiệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào trung tâm kiểm nghiệm mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý giấy kiểm nghiệm phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận thì kết quả mới có giá trị pháp lý.

Chi phí đi lại

Một chi phí phát sinh khác mà doanh nghiệp thường bỏ qua đó là chi phí đi lại. Chi phí đi lại này bao gồm việc nộp hồ sơ, công chứng giấy tờ, kiểm nghiệm nước,… Chưa kể đến trường hợp hồ sơ bị hủy hoặc không hợp lệ thì doanh nghiệp phải tốn chi phí đi lại để tái nộp hồ sơ

Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm quán lẩu cua đồng

  • Đơn đề nghị xin giấy phép an toàn thực phẩm quán lẩu cua đồng (theo mẫu công thương)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất chế biến hạt đậu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất chế biến lẩu cua đồng
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến lẩu cua đồng do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất chế biến
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng quán lẩu cua đồng

Quy trình Luật Đại Nam thực hiện dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở quán lẩu cua đồng

Bước 1: Tư vấn quy định – pháp lý

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép an toàn thực phẩm;

– Tư vấn về quy định – nghị định – thông tư về vấn đề làm giấy phép an toàn thực phẩm quán lẩu cua đồng

Bước 2: Khảo sát trực tiếp tại địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến lẩu cua đồng

– Khảo sát cơ sở, hướng dẫn khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi

– Hướng dẫn chủ cơ sở và các nhân viên học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;

– Hướng dẫn chủ cơ sở và các nhân viên khám sức khỏe theo thông tư quy định;

– Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

Bước 3: Thẩm định cơ sở

– Soạn hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm lẩu  và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, đóng tất cả lệ phí nhà nước;

– Thông báo lịch thẩm định và hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xuất trình cho đoàn thẩm định;

– Theo dõi trong quá trình thẩm định cơ sở cho đến khi có kết quả thẩm định ĐẠT;

Bước 4: Nhận giấy phép

– Nhận giấy phép an toàn thực phẩm quán lẩu cua đồng và giao tận nơi cho khách hàng;

– Hoàn thành dịch vụ dịch vụ và tư vấn khách hàng duy trì cơ sở

– Hỗ trợ, tư vấn và chuẩn bị các giấy tờ khi hậu kiểm (nếu có);

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Nơi nộp hồ sơ và thời gian làm giấy phép an toàn thực phẩm lẩu cua đồng

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm là Ban Quản lý An toàn thực phẩm;

– Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định;

– Sau 07 ngày làm việc Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp giấy chừng nhận; (tính từ ngày thẩm định đạt);

– Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 03 năm (tính từ ngày cấp);

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm sao để xin giấy phép ATTP quán lẩu cua đồng ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488